Chế độ ăn uống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tắc ruột. Vậy, bị tắc ruột nên ăn và kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bị tắc ruột nên ăn và kiêng ăn gì?
Bị tắc ruột nên ăn và kiêng ăn gì?
Nên ăn gì?
-Bệnh nhân tắc ruột nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, soup, bún, phở, mì, các món ăn hầm nhừ, sữa chua…
-Các loại rau củ quả tốt cho người tắc ruột gồm: Măng tây, củ cải, đậu xanh, cà rốt, nấm, cải bó xôi, bí đao, bí ngô; dưa hấu, chuối chín, dưa gang, quả bơ, đu đủ chín…
-Sữa và các chế phẩn từ sữa nên tiêu thụ ở mức vừa phải. Lưu ý, nên chọn loại sữa không có lactose.
-Các loại thịt động vật không có chất xơ như thịt bò, thịt cừu, thịt gà, thịt lợn, cá…
-Nên uống nhiều nước lọc, nước canh, nước ép rau củ quả.
-Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, có thể ăn thành 5-6 bữa/ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Không nên ăn quá no trong một bữa và cũng không nên để rơi vào tình trạng quá đói.
Nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh tắc ruột cần tránh ăn uống những đồ ăn thức uống dưới đây:
Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán và điều trị trào ngược dịch mật
>>>>>Xem thêm: Bệnh đại tràng kiêng ăn gì?
-Hạn chế chất xơ: Người bệnh tắc ruột nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu đỗ, rau củ quả già…
-Hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn.
-Hạn chế ăn các loại trái cây tươi hoặc sấy khô như: mận, dâu, nho khô, quả sung, dứa…
-Hạn chế thịt đỏ
-Hạn chế đồ ăn cay, nóng, chua chát
-Nói không với rượu bia, nước có ga và các chất kích thích khác.
Tốt nhất, người bệnh tắc ruột nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc xây dựng thực đơn ăn uống. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều, vận động thường xuyên và hợp lý để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, đồng thời tránh tình trạng tắc ruột tái phát.