Tắc tia sữa uống thuốc gì là một chủ đề được các mẹ sau sinh đặc biệt quan tâm, nhất là các mẹ nhiều sữa. Dưới đây là một số loại thuốc dân gian chữa tắc tia sữa mà các mẹ cần biết.Bị tắc tia sữa uống thuốc gì cho nhanh khỏi
Bạn đang đọc: Bị tắc tia sữa uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Trước tiên, các mẹ cần tìm hiểu về tắc tia sữa và các dấu hiệu bị tắc tia sữa cần uống thuốc.
Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa là tình trạng sữa do một lí do nào đó bị ứ lại trong ống dẫn sữa. Trong khi đó cơ thể người mẹ vẫn tiếp tục sản sinh ra các dòng sữa mới, đến chỗ các ống dẫn bị tắc càng gia tăng áp lực khiến tình trạng này một nặng thêm. Nếu liên tục xảy ra trong thời gian dài, người mẹ rất có thể sẽ bị đau, ngực sưng nóng gây khó chịu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Bị tắc tia sữa khiến nhiều chị em trở nên lo lắng
Dấu hiệu bị tắc tia sữa cần uống thuốc là gì?
Tắc tia sữa có rất nhiều dấu hiệu mà các mẹ sau sinh nên chú ý tới:
– Bầu vú căng lớn hơn so với bình thường và liên tục đau nhức
– Ngực không tiết sữa hoặc sữa ra ít, không thành tia mà chỉ nhỏ giọt
– Cảm thấy thân nhiệt luôn hâm hấp sốt, bầu vú sưng đỏ, rất đau khi chạm vào
Nếu thấy có các triệu chứng này, các mẹ cần sử dụng các phương pháp massage vùng ngực từ từ và nhẹ nhàng, tránh sử dụng các lực mạnh bởi sẽ gây viêm đường ống sữa. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp phương pháp massage cùng các bài thuốc dân gian sau để cải thiện.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung
Có rất nhiều loại thuốc dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả
Bị tắc tia sữa cần uống thuốc gì?
Có rất nhiều phương pháp chữa tắc tia sữa được dân gian lưu truyền rộng rãi tới ngày nay mà các mẹ có thể tham khảo tới:
- Uống nước xơ mướp khô
Cho xơ mướp khô (quả mướp già, bỏ vỏ hạt, phơi nắng để khô), 10 gai bồ kết, 1 củ hành tươi/khô vào một chiếc ấm, đổ khoảng 2 bát nước vào đun. Đun cạn tới khi còn một bát, chờ nguội nước rồi uống. Liên tục làm như vậy trong vòng 2 – 3 ngày rồi ngưng.
Sau khi uống nước xơ mướp khô, các mẹ lấy lược chải nhiều lần từ cuống xuống đầu vú rồi nhờ người mút mạnh đầu vú để thông sữa trở lại.
- Uống nước lá đinh lăng
Lá đinh lăng rửa sạch, sao vàng lên rồi đem hạ thổ đun nước uống dần. Nước đinh lăng không đắng, mùi vị dễ chịu, dễ uống còn giúp cho sữa thơm, kích thích bé bú.
- Nước lá bồ công anh
Lấy chừng 100g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn. Sau đó, cho chừng 150ml nước vào đun sôi trong khoảng 15 phút. Nước lá bồ công anh có thể sử dụng uống hàng ngày như nước trà bình thường. Bã lá bồ công anh có thể dùng để đắp lên ngực. Áp dụng liên tục trong khoảng 5 ngày để có hiệu quả.
- Nước thông thảo
Bỏ chừng một nắm lá thông thảo vào trong nồi đun khoảng 20 phút, lấy nước bỏ bã. Để nước lá thông thảo ra hết dưỡng chất, khi đun các mẹ cần đặt một chiếc đĩa hoặc bát nhỏ đè trong nồi cho chìm xuống. Nước lá thông thảo đặc biệt ngon, hấp dẫn khi sử dụng nấu canh hoặc cháo ăn bình thường.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm tầm soát ung thư vú là gì và những điều cần biết
Các mẹ nên tới thăm khám tại các sơ sở uy tín nếu tình trạng kéo dài
Bên cạnh các loại thuốc uống, các mẹ cũng có thể áp dụng các loại thuốc đắp đơn giản, hiệu quả và có sẵn trong đời sống hàng ngày để chữa trị tắc tia sữa. Có thể nói tới hành tím, đu đủ, hay lá bắp cải… dễ tìm, dễ mua và dễ thực hiện.
Ngoài ra, để điều trị tốt hơn, các mẹ nên dùng kết hợp với các món ăn bổ dưỡng có tác dụng giảm đau, thông tắc tia sữa như cháo bí đỏ – thịt nạc hoặc cháo chân giò đinh lăng vô cùng bổ dưỡng. các vấn đề sau sinh
Nếu tình trạng bị tắc tia sữa kéo dài, các mẹ cần nên đi thăm khám để bác sĩ tìm nguyên nhân và chỉ định phương pháp xử trí thích hợp.
Hy vọng những chia sẻ về bị tắc tia sữa uống thuốc gì sẽ giúp các mẹ sau sinh có những hiểu biết bổ ích và có phương pháp chữa trị kịp thời. Nếu cần tư vấn, vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài Bệnh viện Thu Cúc: 1900 55 88 92 hoặc số điện thoại đường dây nóng: 090 497 0909.
Tin liên quan
- Sau sinh mổ kiêng ăn gì để nhanh hồi phục và có nhiều sữa
- Giải đáp thắc mắc: Đẻ mổ có được ăn bánh chưng không
- Chữa tắc tia sữa bằng lá mít hiệu quả không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.