Tê đầu ngón tay có thể do nguyên nhân cơ học, máu lưu thông kém hoặc là biểu hiện của một số bệnh lý nhất định cần được phát hiện sớm để kịp thời điều trị. Hiện nay có khá nhiều cơ sở y tế có chức năng thăm khám và điều trị tê đầu ngón tay nhưng không phải tất cả các địa chỉ này đều mang lại hiệu quả. Vì vậy, không ít người đặt ra thắc mắc bị tê đầu ngón tay đi khám ở đâu?
Bạn đang đọc: Bị tê đầu ngón tay NÊN đi khám ở đâu? Bệnh viện nào TỐT Nhất?
- Nhức Mỏi Chân Tay NÊN Uống Thuốc Gì Nhanh khỏi Nhất hiện nay?
- Ngón tay DÙI TRỐNG – Căn bệnh nguy hiểm mà nhiều người KHÔNG biết
Triệu chứng tê đầu ngón tay
Tê đầu ngón tay thường là cảm giác kiến bò, đầu ngón tay bị tê như kim châm chích, một vài trường hợp cảm thấy thấy bỏng rát ở tay. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm, các hoạt động cần sử dụng đôi tay.
Bị tê ngón tay khám ở đâu là thắc mắc của khá nhiều người
Tùy vào các dấu hiệu tê tay, thời gian kéo dài cùng nhiều triệu chứng toàn thể mà có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh để có hướng chữa trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân gây tê ngón tay
Nếu bạn bị tê ngón tay kéo dài, tái lại thường xuyên, đừng nghĩ đó chỉ là triệu chứng cơ năng mà có thể bạn đang gặp phải cấc vấn đề sức khỏe sau:
Hội chứng ống cổ tay
Khi dây thần kinh cảm giác cho tay bị bó chặt, tắc nghẽn có thể gây tê ở lòng bàn tay và những ngón ở giữa. Bệnh gặp phải ở những người thường xuyên phải lặp lại các động tác ở bàn tay như nhân viên văn phòng, thợ thủ công, phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố…
Bệnh lý tủy – rễ cổ
Khi vùng đốt sống cổ gặp phải vấn đề khiến các dây thần kinh ở vùng này bị chèn ép sẽ gây tê bàn tay và ngón tay.
Đái tháo đường
Tiểu đường ở giai đoạn nặng, có biến chứng cũng gây tổn thương đến các dây thần kinh ở chân, tay khiến các cơ quan này bị tê bì.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu thông tin phẫu thuật thay khớp háng
Dân văn phòng có nguy cơ cao bị hội chứng ống cổ tay gây tê bì ngón tay
Thấp khớp
Thấp khớp là bệnh lý xương khớp tự miễn gây sưng đau, căng cứng khớp. Chưa kể đến tình trạng tê bì, châm chích ở ngón tay, bàn tay cũng khá điển hình.
Ngoài ra, bệnh lý ảnh hưởng đến dây thần kinh quay, bệnh Raynaud… cũng là nguyên nhân gây tê ngón tay.
Cách điều trị tê ngón tay
Tùy theo nguyên nhân gây tê ngón tay mà mỗi bệnh nhân sẽ được điều trị theo các phương pháp khác nhau như điều trị nội khoa dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, vật lý trị liệu, phẫu thuật giải phóng dây thần kinh bị chèn ép trong bệnh hội chứng ống cổ tay.
Phát hiện bệnh càng sớm, khả năng phục hồi càng cao. Do vậy, Người bệnh cần phát hiện bệnh sớm, đi khám tại các cơ sở y tế để kiểm tra và xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Bị tê đầu ngón tay đi khám ở đâu?
Nếu như trước đây, cơ sở khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế về số lượng cũng như chất lượng thì đến nay, không ít các phòng khám, bệnh viện mới được xây dựng khiến người bệnh khó có thể chọn được địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, hiệu quả. Với các vấn đề sức khỏe, càng phải được chú trọng và kỹ lưỡng lựa chọn để điều trị bệnh hiệu quả, loại bỏ biến chứng có thể xảy ra.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những cơ sở y tế đi đầu trong chất lượng khám chữa bệnh cũng như dịch vụ. Quy tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng trang bị hệ thống máy móc hiện đại như máy chụp cắt lớp vi tính, máy chụp X quang, phòng mổ vô khuẩn một chiều không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu điều trị nội khoa mà ngay cả phẫu thuật cũng được thực hiện giúp bệnh nhân sớm hồi phục.
Để tiết kiệm chi phí cho người bệnh, bệnh viện cũng xây dựng mức giá khám chữa bệnh hợp lý cùng thanh toán bảo hiểm y tế, bảo hiểm phi nhân thọ theo đúng quy định.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn cơ xương khớp có nguy hiểm không?
Người bệnh cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có các biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
Lời khuyên từ bác sĩ trong phòng và điều trị tê ngón tay
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Loan: “Để phòng tránh tê đầu ngón tay, cần chú ý trong sinh hoạt và tập luyện, cụ thể là khởi động kỹ trước khi thực hiện các động tác lắc cổ tay, quay cổ tay để cơ và khớp cổ tay hoạt động nhịp nhàng. Nếu đang trong quá trình tham gia giao thông, sản xuất gây chuyền hay làm việc văn phòng nhận thấy hiện tượng tê bì, tê nhiều và tái phát lại… cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra ngay để được điều trị.”
Nếu còn thắc mắc nào ngoài bị tê ngón tay đi khám ở đâu, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.