Trong quá trình vui chơi, chạy nhảy,… trẻ thường gặp phải những chấn thương, trong đó trẹo chân ở trẻ em dẫn đến trật khớp là những chấn thương thường gặp nhất. Để hiểu hơn về chấn thương này bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
Bạn đang đọc: Bị trẹo chân ở trẻ em cần lưu ý những gì?
Trẹo chân ở trẻ nhỏ và dấu hiệu
Trong quá trình vui chơi, chạy nhảy,… trẻ thường gặp phải những chấn thương, trong đó trẹo chân ở trẻ em
Trẻ bị trẹo chân có thể dẫn đến trật khớp. Tương tự như người lớn, lúc này các dây chằng nối các xương trở nên quá căng hoặc đứt khi bị ngã hoặc trẹo. Lúc này trẻ thường có những dấu hiệu như:
- Đau dữ dội
- Sưng và bầm tím
- Trẻ không thể đi lại hoặc đi khập khiễng
Nếu thấy bé có bất kì dấu hiệu nào kể trên hãy đưa bé đến phòng cấp cứu để được thăm khám. Có thể bác sĩ sẽ chụp X- quang để phát hiện gãy xương nếu có.
Những điều nên và không nên khi sơ cứu trẹo chân ở trẻ em
Nếu trẻ bị trẹo chân dẫn đến trật khớp, bạn cần lưu ý những điều sau:
Tìm hiểu thêm: Đau xương chậu bên trái khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Trẻ bị trẹo chân cần hạn chế di chuyển, nên chườm lạnh và không nên chườm nóng vào vùng bị thương
Không nên:
– Làm nóng chỗ bị thương như lấy khăn ấm đắp lên chỗ thương. Nguyên nhân là do khi bị ngã, các mạch máu đang bị xuất huyết, việc chườm nóng sẽ khiến mạch máu giãn ra, làm cho máu chảy nhiều hơn
– Bôi dầu gió: Dầu gió là loại luôn có sẵn trong các tủ thuốc gia đình. Sau khi bị ngã, nhiều gia đình có thói quen xoa dầu gió cho trẻ. Làm như vậy tình trạng vết thương sẽ càng nặng hơn, chỗ sưng không thuyên giảm. Khi đó một số mạch máu nhỏ do bị day sẽ càng chảy máu liên tục.
– Dùng mật gấu pha rượu: Rượu gây nóng vì thế sẽ càng gây xuất huyết do giãn mạch máu khi trẹo chân ở trẻ. Bên cạnh đó, nếu như trẻ có vết xước da thì việc xoa mật gấu càng không tốt.
Nên:
– Chườm đá lạnh: Cách này có thể làm co mạch rất nhanh. Tuy nhiên bạn nên bọc viên đá trong miếng khăn xô để không làm cho nước lạnh tiếp xúc trực tiếp khiến trẻ có cảm giác quá lạnh. Không những thế, đá lạnh mới lấy ra thường khô, tiếp xúc da trẻ quá mỏng dễ dẫn đến bỏng lạnh.
– Dán miếng hạ sốt: Những miếng dán hạ sốt cất trong tủ lạnh có thể dùng dán đắp lên chỗ vùng bị sưng đau. Phần gel lạnh sẽ làm co mạch máu mà không khiến trẻ có cảm giác khó chịu.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa đau thần kinh tọa hiệu quả
Trẻ bị trẹo chân trật khớp cần được cố định khớp
– Bôi mỡ lạnh: Phương pháp này rất tiện lợi và vô cùng đơn giản. Mỡ lợn sạch, rán lấy phần nước mỡ để vào tủ lạnh. Khi trẻ bị ngã, các mẹ chỉ cần lấy bôi lên vùng bị ngã. Phần mỡ lạnh sẽ giúp chườm lạnh tức thì mà không gây khó chịu cho bé cũng như rất lành nếu như bé có bị xây xước.
Ngăn ngừa trẹo chân ở trẻ em
Để hạn chế tình trạng trẹo chân ở trẻ em bạn cần lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo dày/dép của bé vừa chân
- Đảm bảo khu vực vui chơi của bé không có chướng ngại vật (dọn gạch đá, đồ chơi (nếu có) trước khi cho trẻ chơi)
- Chọn sân chơi có bề mặt phẳng, êm
- Lắp cửa chắn ở 2 đầu cầu thang, tránh cho bé bị ngã xuống cầu thang