Ngoài việc tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị u nang vú của bác sĩ, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp nhằm cải thiện sớm tình trạng sức khỏe. Vậy khi bị u nang vú nên ăn gì, không nên ăn gì?
U nang vú là tình trạng tuyến vú xuất hiện các nang chứa dịch. Nguyên nhân là do sự rối loạn nội tiết (cụ thể là sự dư thừa hormone trong chu kỳ kinh nguyệt khiến người bệnh sưng đau ngực, vùng da vú sần và đau, dày lên); do quá trình mãn kinh ở phụ nữ; do các tuyến và mô liên kết với ống dẫn sữa phát triển quá mức.
Bạn đang đọc: Bị u nang vú nên ăn gì, không nên ăn gì?
U nang tuyến vú là lành tính nhưng cũng có thể tiến triển thành ác tính và gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vì thế ngoài việc tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chú ý:
Bị u nang vú nên ăn gì?
Khi bị u nang tuyến vú, người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi
Các loại rau xanh và hoa quả tươi cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, có tác dụng chống oxy hóa và phòng ngừa khả năng tiến triển thành ung thư.
Khi bị u nang tuyến vú người bệnh nên ăn nhiều rau, củ quả
Chính vì thế, trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh u nang tuyến vú cần bổ sung nhiều rau củ quả. Các loại rau củ quả được khuyến khích áp dụng là các loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ, cải xoăn…; các loại trái cây nhiều màu sắc và mọng như cà chua, dưa chuột, bí ngô, cà rốt…
- Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, lúa mạch, ngô, khoai, sắn… rất có lợi cho sức khỏe người bệnh u nang vú. Chúng giúp tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh đồng thời giúp giảm nguy cơ tiến triển thành ung thư.
- Sữa chua và sữa tách kem, bơ
Khi bị u nang tuyến vú, chị em rất cần nguồn dinh dưỡng dồi dào từ sữa tươi và sữa chua. Lý do là bởi trong các loại thực phẩm này có chứa các chất có lợi cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi sớm bệnh ra khỏi cơ thể.
Các loại sữa tách bơ, kem cũng có lợi cho người bệnh. Chúng không gây béo, không tích tụ chất béo trong cơ thể, khiến người bệnh khỏe mạnh hơn, hoạt bát hơn.
- Ăn nhiều cá
Cá là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh u nang tuyến vú. Trong cá chứa hàm lượng chất béo lành mạnh omega-3 cao, rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra chúng còn giàu protein, vitamin và khoáng chất, có khả năng hạn chế lượng cholesterol xấu xuống mức thấp nhất.
Tìm hiểu thêm: Nhắc mẹ các mốc khám thai định kỳ không được bỏ qua
Các loại cá cũng rất tốt cho sức khỏe người bệnh
Người bệnh u nang tuyến vú nên ăn nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe nêu trên để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tránh những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe để ngăn ngừa bệnh tiến triển hoặc tái phát trở lại.
Không nên ăn gì khi bị u nang vú?
- Tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn
- Hạn chế các loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, ngựa, chó…
- Hạn chế các thức ăn chế biến từ phủ tạng động vật, thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao như trứng vịt lộn
- Tránh các thực phẩm lên men như dưa, cà muối
- Hạn chế các đồ uống có ga, rượu bia, cà phê và thuốc lá
Việc ăn uống những thực phẩm không phù hợp có thể khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn vì thế người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Vỡ u xơ tử cung: Nguyên nhân, biến chứng và biện pháp xử trí
Người bệnh cần kiêng những thực phẩm béo và các loại đồ uống có cồn
Ngoài ra, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Cách phòng ngừa u nang tuyến vú tái phát
Theo các chuyên gia y tế, để phòng ngừa u nang tuyến vú chị em cần chú ý:
- Mặc áo ngực thoải mái để nâng đỡ vú nhằm giảm áp lực trên vú. Khi lựa chọn áo ngực nên ưu tiên những chất liệu mềm mại và mịn, không quá cứng vì có thể gây trầy xước da, không gây ngứa ngáy và khó chịu
- Có chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý
- Không sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn uống hàng ngày
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.