Bị viêm đại tràng nên ăn gì để bệnh nhanh cải thiện?

Bệnh viêm đại tràng gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tiêu hóa, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi bị viêm đại tràng, người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống để hỗ trợ hiệu quả điều trị bệnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin về các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh đối với người mắc viêm đại tràng.

Bạn đang đọc: Bị viêm đại tràng nên ăn gì để bệnh nhanh cải thiện?

1. Thế nào là bị viêm đại tràng?

Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, nối ruột non với trực tràng – hậu môn. Nhiệm vụ của cơ quan này là hấp thụ nước và dưỡng chất từ thức ăn còn sót lại qua quá trình tiêu hóa trước đó và đào thải các chất cặn bã. Do là nơi chứa các chất cặn bã thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh, đại tràng thường xuyên phải đối mặt với các nguy cơ tổn thương, bệnh lý.

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm đại tràng có thể kể đến như:

– Nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm gây bệnh.

– Chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng thực phẩm và nguồn nước không hợp vệ sinh.

– Sử dụng không hợp lý các loại thuốc kháng sinh gây rối loạn vi khuẩn đường ruột.

– Do căng thẳng, lo lắng quá mức trong thời gian dài, gây ra các rối loạn tại đường ruột.

– Ảnh hưởng từ các bệnh lý liên quan đến miễn dịch (virus Herpes simplex, lao, AIDS), ảnh hưởng từ quá trình xạ trị các cơ quan vùng bụng hoặc lân cận.

Viêm đại tràng thường gây ra một số triệu chứng điển hình như: đau bụng, chướng bụng, rối loạn phân, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh,…

Bị viêm đại tràng nên ăn gì để bệnh nhanh cải thiện?

Viêm đại tràng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu hóa, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống

2. Bị viêm đại tràng nên ăn gì?

Việc xây dựng và duy trì chế độ ăn uống hợp lý cần được người bệnh viêm đại tràng đặc biệt lưu ý. Lý do là bởi các tổn thương viêm tại đại tràng có thể cản trở quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sử dụng các thực phẩm thiếu lành mạnh sẽ có nguy cơ làm trầm trọng thêm triệu chứng và tình trạng bệnh.

Người bệnh cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, sử dụng các thực phẩm tốt cho đại tràng để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Một số loại thực phẩm được khuyên dùng cho người bệnh viêm đại tràng bao gồm:

2.1. Nhóm thực phẩm giàu đạm

Người bệnh viêm đại tràng thường có khả năng thiếu protein do các rối loạn tiêu hóa gây chán ăn, kém hấp thu. Do đó người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu đạm mà vẫn dễ tiêu hóa để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng hỗ trợ quá trình điều trị.

Các thực phẩm giàu đạm mà người bệnh nên sử dụng là: thịt nạc (như thịt lợn thăn, thịt gia cầm không da), trứng gà,… Tuy nhiên cần lưu ý ăn với lượng vừa đủ để tránh gây áp lực lên đại tràng và hệ tiêu hóa.

2.2. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, làm mềm phân, loại bỏ triệu chứng táo bón. Tuy nhiên với người bệnh có triệu chứng tiêu chảy thì không nên bổ sung nhiều chất xơ, tránh làm tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.

Các loại rau, củ, trái cây là nguồn chất xơ phong phú, nổi bật có:

– Các loại rau xanh như rau ngót, rau muống, rau cải cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa giúp nhanh lành các tổn thương viêm đại tràng.

– Quả bơ: Trái cây giàu chất dinh dưỡng và chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe, cung cấp năng lượng lành mạnh cho cơ thể.

– Quả táo: Giúp cải thiện triệu chứng táo bón, thúc đẩy hoạt động đại tràng.

– Cà rốt: Bổ sung vitamin A, chất xơ tốt cho tiêu hóa, tăng miễn dịch cho đường ruột.

– Ngoài ra, người bệnh viêm đại tràng có thể bổ sung các loại nước ép cần tây, bí đao, nước dừa để bổ sung khoáng chất và chất điện giải, phòng ngừa mất nước.

Tìm hiểu thêm: Bệnh u dạ dày và điều trị

Bị viêm đại tràng nên ăn gì để bệnh nhanh cải thiện?

Các loại trái cây nên được gọt bỏ vỏ, ngăn nguyên trái hoặc làm salad, nước ép,…

2.3. Các loại cá giàu Omega-3 tốt cho người bị viêm đại tràng

Axit béo Omega-3 rất quan trọng đối với hoạt động bình thường của tế bào, đồng thời có tác dụng giảm viêm. Loại axit béo này có tác dụng giảm thiểu và phòng ngừa tổn thương viêm ở đại tràng, đồng thời tốt cho tiêu hóa, tim mạch.

Cá là một trong những nhóm thực phẩm giàu Omega-3, đặc biệt là các loại cá béo. Người bệnh có thể sử dụng các loại cá như: cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá bơn, cá trích, hàu,…

2.4. Nhóm thực phẩm chứa tinh bột

Tinh bột là nhóm thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn của người viêm đại tràng. Người bệnh nên ăn gạo, khoai lang, ngũ cốc, bánh mì,… (đặc biệt ở dạng mềm nát) giúp nhuận tràng, giảm co thắt ở đại tràng, tốt cho những người đang có triệu chứng tiêu chảy. Người bệnh cần lưu ý sử dụng ngũ cốc tinh chế, tránh sử dụng ngũ cốc nguyên hạt gây khó tiêu.

2.5. Bị viêm đại tràng nên ăn sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic có lợi cho đường ruột, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Thực phẩm này giúp khôi phục lại sự cân bằng vi sinh vật đường ruột, giảm các triệu chứng viêm đại tràng. Tuy nhiên người bệnh nên sử dụng sữa chua ít đường hoặc không đường, vì nạp nhiều đường có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh.

2.6. Bổ sung nhiều nước

Bên cạnh bổ sung các loại thực phẩm kể trên, người bệnh viêm đại tràng nên uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước được khuyến cáo sử dụng là trung bình 2 lít/ngày. Uống đủ nước giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, phòng tránh mất nước khi gặp triệu chứng tiêu chảy. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống nước canh, nước ép trái cây,…

Bị viêm đại tràng nên ăn gì để bệnh nhanh cải thiện?

>>>>>Xem thêm: Viêm loét dạ dày nặng dẫn tới biến chứng thủng dạ dày

Người bệnh viêm đại tràng cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, uống đủ nước mỗi ngày

2. Các thực phẩm  cần tránh đối với người bị viêm đại tràng

Người bệnh cần tránh sử dụng các loại thực phẩm có khả năng kích thích đại tràng, làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.

– Đồ uống có cồn (rượu, bia) khiến tình trạng viêm đại tràng nặng nề hơn.

– Caffeine có trong cà phê, trà, socola, soda,…

– Người bị tiêu chảy nên tránh các thực phẩm giàu chất xơ (ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả mọng…).

– Đồ uống có ga, đồ uống chứa các chất làm ngọt nhân tạo có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng.

– Cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm từ sữa, đặc biệt những người không dung nạp lactose nên tránh dùng sữa.

– Thịt mỡ: Đại tràng bị viêm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa các chất béo từ thịt, khiến các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.

– Thực phẩm có chứa lưu huỳnh hoặc sulfit: Có trong các loại thịt chế biến sẵn, đậu nành, đậu phộng, nho khô,… Chúng sản sinh nhiều khí khi tiêu hóa, gây tình trạng chướng bụng.

– Hạn chế các loại hạt vì chúng có thể gây đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy cho người bệnh viêm đại tràng.

– Thực phẩm chưa được nấu chín như tiết canh, các loại gỏi, nem chua, rau sống có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột.

– Thực phẩm cay nóng không có lợi đối với người bệnh viêm đại tràng, có thể gây khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh.

– Đường fructose có thể khó hấp thu, gây đầy hơi và tiêu chảy. Do đó người bệnh cần kiểm tra kỹ thành phần fructose trong các loại thực phẩm trước khi sử dụng.

3. Một số lưu ý về chế độ ăn uống cho người bệnh viêm đại tràng

– Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo nạp đủ năng lượng, protein, nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ăn những thực phẩm tốt cho đại tràng, không làm nặng nề thêm các triệu chứng. Đồng thời các cách thực phẩm là tác nhân khiến triệu chứng viêm đại tràng trầm trọng hơn.

– Cung cấp hàm lượng chất xơ phù hợp với tình trạng bệnh: tăng cường chất xơ trong trường hợp táo bón, hạn chế chất xơ với trường hợp tiêu chảy.

– Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (khoảng 4-6 bữa/ngày).

– Nên chế biến thức ăn theo các phương pháp luộc, hấp, nấu. Cần tránh các món chiên rán, nướng.

– Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm: Ăn chín uống sôi, rửa sạch tay trước khi ăn, đồ dùng nấu nướng đảm bảo sạch sẽ trước khi sử dụng,…

– Thăm khám với bác sĩ Tiêu hóa, bác sĩ Dinh dưỡng để được đưa ra lời khuyên cụ thể về chế độ ăn uống.

Tóm lại, chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh lý viêm đại tràng. Một chế độ ăn lành mạnh, khoa học sẽ thúc đẩy tốc độ hồi phục, tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh bị viêm đại tràng hãy xây dựng thói quen ăn uống hợp lý để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *