Để chẩn đoán nhanh chóng và chính xác bệnh viêm túi mật các bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm sau đây:
Bạn đang đọc: Bị viêm túi mật được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
– Tiến hành xét nghiệm máu: Dựa vào kết quả, xem xét số lượng bạch cầu có tăng không, nhóm máu của bệnh nhân là gì?
– Sinh hóa máu: Các yếu tố đường máu, chức năng gan (bao gồm SGOT, Bilirubin, SGPT,TT, TP, GT), chức năng thận (bao gồm ure, creatinin) tăng. Đồng thời các yếu tố Protid, Albumin, A/G lại giảm. Amylase máu có thể tăng lên.
– Thực hiện siêu âm: Hình ảnh túi mật căng, vách túi mật dày hơn 3mm, đường kính ngang của túi mật lớn hơn 4cm. Đặc biệt là có xuất hiện dịch quanh túi mật.
– X quang ngực bụng và túi mật cản quang bằng đường uống: Giúp thấy được hình ảnh sỏi calci và để đánh giá chức năng túi mật
– Chụp cắt lớp vi tính: Có chức năng chẩn đoán sỏi túi mật, viêm túi mật.
– Chụp cộng hưởng từ: Để chẩn đoán vị trí giải phẫu. Đồng thời phương pháp này giúp nắm rõ hơn cấu trúc sỏi túi mật và dự đoán mật độ sỏi.
– Chụp nhấp nháy (Scintigraphie): Quá trình này để chẩn đoán viêm túi mật, sỏi túi mật, rối loạn vận động của túi mật, hẹp đường mật bẩm sinh…
Các phương pháp điều trị viêm túi mật tùy thuộc vào từng giai đoạn và cấp độ bệnh. Cùng tìm hiểu các biện pháp cho từng giai đoạn cụ thể:
5.1. Điều trị nội khoa
Phương pháp điều trị này áp dụng cho người bị viêm túi mật giai đoạn 1 và 2:
– Trong gian đoạn điều trị bệnh nhân sẽ được chỉ định nhịn ăn và tiến hành đặt ống thông mũi dạ dày.
– Người bệnh được chỉ định truyền dịch.
– Chỉ định sử dụng thuốc ức chế phó giao cảm. Mục đích là để ức chế thần kinh X và những thuốc kháng tiết.
– Các bác sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân dựa trên: nhiệt độ mỗi hai giờ, công thức bạch cầu mỗi sáu giờ, khám bụng mỗi hai đến ba giờ.
– Không sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị.
– Bệnh nhân khi hết đau sẽ được tiến hành phẫu thuật.
5.2. Điều trị ngoại khoa khi bị viêm túi mật
Phương pháp này được áp dụng với bệnh nhân ở giai đoạn 3 và 4. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật và kèm theo việc sử dụng kháng sinh phổ rộng. Hiện nay có 2 phương pháp mổ chính được thực hiện:
– Mổ nội soi cắt túi mật: Là phương pháp được áp dụng nhiều hiện nay. Nó giúp rút ngắn thời gian điều trị, giảm đau sau mổ và an toàn. Nếu nghi ngờ sỏi ống mật chủ thì bác sĩ sẽ chụp X quang đường mật cản quang trong quá trình mổ.
– Một cách khác là dẫn lưu túi mật, sau đó phẫu thuật. Phác đồ này áp dụng với những ca bệnh già yếu, nhiễm độc nặng, suy kiệt nặng, có bệnh lý mạn tính. Bệnh nhân có kèm theo các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, lao phổi cũng được chỉ định phương pháp này.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật trĩ nội tại Bệnh viện Thu Cúc
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trào ngược dạ dày uống mật ong có tốt không?
6. Phòng ngừa bị viêm túi mật
Để phòng tránh hiệu quả bệnh viêm túi mật, mỗi người cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau trong sinh hoạt, dinh dưỡng:
– Duy trì chế độ ăn ít chất béo, thức ăn chế biến sẵn, không ăn đồ chiên. Đặc biệt là hạn chế thức ăn gây khó tiêu.
– Tích cực ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe dễ tiêu. Điển hình như dầu thực vật, thịt nạc, thịt trắng, chất xơ, rau xanh, sữa đậu nành, trái cây,…
– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ sự lưu thông của đường mật.
– Đối với phụ nữ thì khi sử dụng thuốc ngừa thai càng cần phải lưu ý hơn.
– Tiến hành xổ giun định kỳ.
– Xây dựng thói quen ăn uống hợp vệ sinh.
Trên đây là các thông tin cơ bản về các triệu chứng, các chẩn đoán và điều trị khi bị viêm túi mật. Mặt khác bài viết cũng cung cấp cách phòng tránh các nguyên nhân dẫn đến bệnh. Hy vọng bạn đọc sẽ áp dụng đúng cách để phòng bệnh hiệu quả, an toàn.