Bị viễn thị có chữa được không?

Hiện nay, tỷ lệ người mắc các bệnh về khúc xạ mắt ngày càng gia tăng, trong đó bệnh nhân mắc viễn thị đứng thứ hai chỉ ngay sau cận thị. Người mắc bệnh viễn thị gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và công việc hàng ngày. Một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm đó là bị viễn thị có chữa được không?

Bạn đang đọc: Bị viễn thị có chữa được không?

1. Cần hiểu rõ thế nào là bị viễn thị?

Viễn thị là một trong các tật khúc xạ về mắt tương đối phổ biến. Người mắc bệnh này có khả năng nhìn rõ những vật ở xa nhưng lại gặp khó khăn khi tập trung nhìn một vật ở gần. Sở dĩ viễn thị xảy ra khi hình ảnh thu được hiển thị ở phía sau võng mạc thay vì hiển thị ngay trên nó như bình thường. Để nhìn thấy rõ hơn, mắt cần phải tăng lực khúc xạ để đưa hình ảnh của vật ra phía trước và nằm trên võng mạc.

Bị viễn thị có chữa được không?

Bị viễn thị có chữa được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay

Một vài triệu chứng điển hình thường thấy ở người mắc viễn thị như đau nhức mắt bao gồm cả mắt nóng và đau trong hoặc xung quanh mắt; mệt mỏi, lo âu; chóng mặt khi đọc sách hoặc xem ti vi ở khoảng cách gần trong thời gian dài. Người bị viễn thị luôn phải cố gắng điều tiết mắt kéo theo sự co kéo các cơ trán, lông mày và mi, khiến cho mắt dễ xuất hiện những nếp nhăn, cảm giác nặng vùng trán và thái dương.

Đặc biệt, viễn thị mặc dù ít xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng khi mắc lại gây ra các rối loạn thị giác nặng nề như: nhược thị, rối loạn chức năng thị giác hai mắt, lác mắt ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

2. Đối tượng nào có nguy cơ bị viễn thị?

Viễn thị có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào bao gồm cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng này ở trẻ sẽ giảm dần và được cải thiện khi trẻ phát triển theo từng độ tuổi. Đặc biệt, phần lớn những người mắc bệnh viễn thị có nguyên nhân do di truyền. Chẳng hạn cha mẹ mắc viễn thị thì con cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Tìm hiểu thêm: Góc tư vấn: Khám mắt bệnh viện nào tốt?

Bị viễn thị có chữa được không?

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc viễn thị cao nếu bố mẹ đều mắc bệnh viễn thị

Ngoài ra, chứng viễn thị thường xuất hiện ở người lớn trên 40 tuổi. Khi bước vào độ tuổi này, mắt có một số thay đổi về cấu trúc quang học dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực, từ đó xuất hiện các triệu chứng về mắt như lão thị, thay đổi nhận thức về màu sắc,…Bên cạnh đó, người ở độ tuổi 40 còn mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp, tuyến giáp, viêm khớp,… sử dụng thuốc điều trị gặp tác dụng phụ ảnh hưởng rõ rệt tới thị lực.

Trường hợp người đang mắc các bệnh lý về mắt như bệnh võng mạc hoặc đang có khối u ở mắt cũng là nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ cao mắc tật viễn thị.

3. Người bị viễn thị có chữa được không?

Hiện nay, phần lớn người bị bệnh viễn thị thường chọn giải pháp chữa trị tạm thời bằng cách đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng để cải thiện thị lực. Kính làm giảm bớt độ cong của giác mạc, điều chỉnh điểm hội tụ của ảnh vật về phía trên hoặc trước võng mạc, từ đó, người bị viễn thị có thể nhìn các vật ở gần một cách rõ nét nhất.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để giải quyết dứt điểm tình trạng viễn thị. Tuy nhiên, người bệnh viễn thị cần được bác sĩ có chuyên môn thăm khám, kiểm tra cẩn thận trước khi quyết định lựa chọn phương pháp này. Bởi không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định phẫu thuật. Giải pháp này chống chỉ định trong các trường hợp người bệnh đang có các bệnh cấp hoặc mãn tính tại mắt như viêm giác mạc, viêm kết mạc, giác mạc hình nón,.. bệnh nhân có các bệnh lý toàn thân gây ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật, phụ nữ đang có thai hoặc trong thời kỳ cho con bú. Một số trường hợp đặc biệt bệnh nhân mắc bệnh viễn thị ở cấp độ nặng hoặc giác mạc quá mỏng không cho phép thì người bệnh cũng không được bác sĩ chỉ định mổ.

4. Cách phòng ngừa viễn thị

Bị viễn thị có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Quy trình và địa chỉ đo độ cận thị uy tín tại Hà Nội

Người bệnh viễn thị cần có thói quen thăm khám mắt định kỳ

– Đảm bảo không gian sinh hoạt và học tập, làm việc đầy đủ ánh sáng, Môi trường thiếu ánh sáng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viễn thị do mắt phải điều tiết quá mức.

– Hạn chế để mắt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím có hại. Nên đeo kính râm khi ra đường.

– Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, ưu tiên các loại rau xanh và hoa quả có chứa vitamin A và beta carotene bổ sung dưỡng chất tốt cho đôi mắt.

– Ngủ nghỉ, sinh hoạt hợp lý. Nên ngủ đủ ngày 8 tiếng để đôi mắt được nghỉ ngơi, thư giãn.

– Hạn chế sử dụng các thiệt bị điện tử như ti vi, điện thoại, máy tính quá lâu giúp giảm gánh nặng cho đôi mắt khi tập trung quá mức.

– Kiểm soát tốt các bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp tránh gây hậu quả biến chứng tới mắt.

– Thăm khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý về mắt và có phương pháp điều trị kịp thời.

Với dịch vụ chất lượng thuộc top hàng đầu hiện nay, Chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang là địa chỉ thăm khám mắt uy tín được nhiều người lựa chọn. Tại đây quy tụ đông đảo đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm từng điều trị các ca khó, thái độ nhân viên phục vụ tận tình và nhẹ nhàng tư vấn. Bệnh viên sử dụng toàn bộ hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, Ý như: Máy đo khúc xạ; Máy chụp OCT;  Máy chụp đáy mắt màu…phục vụ cho việc chẩn đoán chính xác. Quy trình khám chữa bệnh tối ưu, nhanh chóng, tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc hình thành thói quen thăm khám mắt định kỳ sẽ giúp chúng ta chủ động phòng ngừa bệnh viễn thị cũng như điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn. Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp câu hỏi của nhiều khách hàng thắc mắc đó là bị viễn thị có chữa được không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi để được tự vấn sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *