Bị xơ gan nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn

Xơ gan xảy ra do tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng trong một thời gian dài dẫn đến mô gan không thể phục hồi. Chế độ ăn uống hết sức quan trọng đối với những bệnh nhân xơ gan. Bị xơ gan nên ăn gì để tốt cho sức khỏe và chức năng gan? Hãy cùng tìm hiểu về những thực phẩm nên và không nên dùng cho người bị bệnh trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bị xơ gan nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn

1. Người bệnh xơ gan nên ăn gì?

Dinh dưỡng từ thực phẩm đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng gan bị xơ hóa. Chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể để chống chọi lại bệnh tật. Người bị bệnh xơ gan nên ăn gì? Dưới đây là danh sách thực phẩm mà người bệnh cần nhớ.

1.1 Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và vitamin

Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm tốt cho người bệnh xơ gan là nhóm chất xơ. Chất xơ có trong các loại rau củ giúp làm chậm diễn biến của bệnh xơ gan. Có rất nhiều loại rau cung cấp dưỡng chất xơ cần thiết như: rau ngót, rau muống, rau mồng tơi,…Bên cạnh đó, các loại rau cải xanh là nguồn thực phẩm chứa nhiều Chlorophyll. Chất Chlorophyll giúp giảm gánh nặng trong việc chuyển hóa độc tố trong cơ thể của gan. Nếu bổ sung đủ chất xơ sẽ giảm thiểu nguy cơ bị não gan, hôn mê gan.

Bị xơ gan nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn

Bị xơ gan nên ăn gì? Bổ sung đủ chất xơ trong thực đơn hàng ngày.

1.2 Bổ sung chất chống oxy hóa nếu chưa biết bị xơ gan nên ăn gì

Xơ gan thường làm thiếu hụt chất chống oxy hóa trong cơ thể dẫn đến các tế bào tổn thương khó phục hồi. Để khắc phục tình trạng này cần bổ sung các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa như: Chuối, táo, dâu tây, atiso,…Đặc biệt không thể không nhắc đến wasabia – Thực phẩm đặc trưng của văn hóa ẩm thực Nhật. Trong wasabia có chứa chất oxy hóa mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư, bảo vệ tế bào gan,…

1.3 Những thực phẩm giàu Beta-carotene

Trong các loại rau củ có màu vàng như: Cà rốt, bí đỏ, khoai lang,…có chứa nhiều beta-carotene giúp bảo vệ gan chống lại virus tấn công. Bên cạnh đó chúng còn loại bỏ các gốc tế bào tự do ra khỏi cơ thể.

1.4 Bị xơ gan nên ăn gì ? Thực phẩm giàu Omega-3 Fatty Acids

Omega-3 có rất nhiều trong các loại cá, phải kể đến như: Cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu,…Hoạt chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm hoạt động cả gan. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bổ sung nhiều Omega-3 trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Bị xơ gan nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn

Omega 3 trong các loại cá giúp hạn chế sự phát triển của bệnh.

1.5 Cung cấp cho cơ thể các thực phẩm giải độc, mát gan

Người bị bệnh gan không thể bỏ qua các thực phẩm hỗ trợ giải độc, mát gan: Mướp đắng, củ sen,…Nên sử dụng các loại dầu từ thực vật như: Dầu hạt lanh, dầu ô liu thay vì dùng mỡ động vật. Điều này giúp hấp thụ độc tố trong cơ thể và đào thải ra ngoài.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: Yến mạch, gạo lứt, các loại đậu cũng giúp hỗ trợ gan trong quá trình chuyển hóa.

2. Người bệnh xơ gan kiêng ăn gì?

Theo thống kê, đa số các bệnh nhân xơ gan là do lối sống, thói quen ăn uống bừa bãi khiến các virus gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc thì việc ăn kiêng cũng rất quan trọng nhằm hỗ trợ sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là một số thực phẩm người bị xơ gan cần tránh.

2.1 Tránh xa đồ uống có cồn

Những người thường xuyên uống rượu bia chắc chắn chưa biết rằng 90% lượng rượu bia đi vào cơ thể được chuyển trực tiếp đến gan để lọc độc tố. Một người trưởng thành nếu uống gần 300ml đồ uống có cồn mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến gan và sức khỏe. Có đến gần 30% những người thường xuyên uống bia rượu bị xơ gan. Đây là con số không hề nhỏ. Đồ uống có cồn còn gây ra nhiều bệnh lý khác như: Men gan cao, gan nhiễm mỡ, ung thư gan. Chính vì vậy người bị bệnh nói riêng và những người khỏe mạnh nói chung cũng đều nên hạn chế uống rượu bia.

Tìm hiểu thêm: Khi nào cần cắt bỏ polyp túi mật?

Bị xơ gan nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn

Uống quá nhiều rượu bia không hề có lợi cho gan.

2.2 Không nên ăn mặn

Muối từng được ví như vàng. Đây là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình. Tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt lượng muối đưa vào cơ thể sẽ gây nhiều tác hại cho sức khỏe.

Những người xơ gan giai đoạn cuối thường có dấu hiệu phù nề, chướng bụng nên cần hạn chế lượng Natri đưa vào cơ thể trong khi đó muối thường giữ nước. Chính vì vậy những người bị xơ gan giai đoạn đầu không nên ăn quá 3g muối/ ngày. Trường hợp những người xơ gan giai đoạn 3,4 chỉ nên ăn một lượng nhỏ muối/ ngày. Lưu ý cho bệnh nhân xơ gan là nên uống ít nước để hạn chế tình trạng phù nề.

Các thức ăn chế biến sẵn thường có chứa rất nhiều muối do muối có khả năng bảo quản thực phẩm lâu hơn. Nên tránh ăn các món như: Xúc xích, thịt xông khói, khoai tây chiên,…

2.3 Thực phẩm nhiều chất béo

Người bị xơ gan nên kiêng thực phẩm nhiều chất béo. Các thực phẩm từ sữa như phô mai, kem tươi, bơ,…Không có lợi cho gan. Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán, xào, chứa nhiều dầu mỡ. Các loại thịt gà, thịt cừu rất khó tiêu vì vậy không nên ăn nhiều khiến gan phải hoạt động và làm việc quá mức. Nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol  gây tích lũy mỡ khiến bệnh xơ gan ngày càng nặng hơn.

2.4 Kiêng đồ ăn cay nóng

Những đồ ăn có vị cay rất kích thích vị giác nhưng sẽ sinh nhiệt gây khó tiêu dẫn đến nóng gan. Việc này khiến gan phải hoạt động nhiều hơn bình thường khiến khó khăn trong quá trình phục hồi gan bị xơ hóa.

Bị xơ gan nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn

>>>>>Xem thêm: Viêm gan tự miễn là gì? Những điều không phải ai cũng biết

Nên hạn chế đồ ăn cay nóng nếu không muốn gan bị tổn thương.

2.5 Không lạm dụng thuốc

Uống quá nhiều thuốc cũng sẽ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ chuyên ngành. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc Đông y, Tây y khi chưa có tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bệnh nhân cũng nên kiêng các chất kích thích, thuốc lá để việc trị bệnh được hiệu quả hơn.

Nắm rõ người bị xơ gan nên ăn gì sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan hơn. Việc làm này  không chỉ giúp quá trình xơ hóa ở gan được kiểm soát mà bạn còn có thể đồng thời cải thiện sức khỏe toàn diện của bản thân.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *