Biến chứng của bệnh suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp là một bệnh lý về tuyến giáp khá phổ biến, trong đó tuyến giáp không sản xuất đủ các hormone quan trọng so với nhu cầu cơ thể. Triệu chứng của bệnh thường tiến triển rất chậm, do đó rất khó để phát hiện sớm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh suy tuyến giáp có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Bạn đang đọc: Biến chứng của bệnh suy tuyến giáp

Biến chứng của bệnh suy tuyến giáp

Bệnh suy tuyến giáp có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Các biến chứng của bệnh suy tuyến giáp có thể dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe như sau:
Bướu cổ: Khi tuyến giáp được kích thích liên tục để sản xuất ra nhiều hormone hơn để bù lại lượng hormone thiếu hụt do suy tuyến giáp, có thể sẽ làm gia tăng kích thước tuyến giáp, gây bướu cổ. Viêm tuyến giáp Hashimoto là một trong những nguyên nhân phổ biến của bệnh bướu cổ. Nhìn chung bệnh không gây khó chịu nhưng ảnh hưởng tới thẩm mỹ hoặc khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi nuốt thức ăn.
Các bệnh về tim: Suy giáp có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim chủ yếu là do hàm lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) – cholesterol “xấu” sẽ tăng cao khi tuyến giáp hoạt động kém. Ngay cả suy giáp cận lâm sàng, một tình trạng lành tính hơn suy giáp, cũng có thể làm tăng nồng độ cholesterol và giảm khả năng co bóp của tim. Suy giáp cũng có thể dẫn tới sự phát triển của suy tim và tim to.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm tiểu phế quản cấp là gì? Điều trị nhanh khỏi?

Biến chứng của bệnh suy tuyến giáp

Suy giáp có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần: trầm cảm là một biến chứng có thể xảy ra sớm ở những người bị suy giáp và ngày càng trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Suy giáp cũng có thể làm chậm hoạt động chức năng tâm thần.
Bệnh thần kinh ngoại biên: tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp kéo dài và không được điều trị, có thể gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên (c dây thần kinh truyền thông tin từ não và tủy sống tới phần còn lại của cơ thể, ví dụ như cánh tay và chân). Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên có thể bao gồm đau, tê và ngứa ran ở các khu vực bị ảnh hưởng do thương tổn dây thần kinh. Nó cũng có thể gây yếu cơ hoặc mất kiểm soát cơ bắp.
Chứng phù niêm (suy giáp tiến triển): đây là kết quả của một tình trạng suy tuyến giáp kéo dài nhưng không được điều trị. Chứng phù niêm mặc dù rất hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm chịu lạnh kém, buồn ngủ, sau đó hôn mê sâu và mất tri giác. Hôn mê do phù niêm có thể được kích hoạt bởi thuốc an thần, nhiễm trùng hoặc căng thẳng khác trên cơ thể. Nếu phát hiện có những dấu hiệu và triệu chứng nêu trên, cần điều trị y tế ngay lập tức.
Vô sinh: một trong những biến chứng nguy hiểm của suy tuyến giáp là vô sinh. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp ngăn cản sự rụng trứng, làm suy yếu khả năng sinh sản. Ngoài ra, một số nguyên nhân của suy giáp – chẳng hạn như rối loạn tự miễn dịch – cũng làm giảm khả năng sinh sản. Điều trị suy giáp với liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp có thể không hoàn toàn phục hồi khả năng sinh sản mà cần có biện pháp can thiệp khác.

Biến chứng của bệnh suy tuyến giáp

>>>>>Xem thêm: Làm gì khi bé bị viêm phế quản?

Vô sinh là một trong những biến chứng nguy hiểm của suy tuyến giáp

Dị tật bẩm sinh: trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị suy tuyến giáp không được điều trị có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn so với những trẻ khác. Những trẻ em này cũng dễ gặp phải các vấn đề về trí tuệ và phát triển nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh bị suy giáp nếu không điều trị ngay có nguy cơ kém phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên nếu được điều trị trong vòng vài tháng đầu, cơ hội để trẻ phát triển bình thường là rất cao.
Nhìn chung các biến chứng của bệnh suy tuyến giáp là rất nguy hiểm, do đó việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *