Bệnh viêm mũi xoang là một bệnh lý phổ biến, nhất là ở Việt Nam, nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Bệnh đem lại cho người bệnh những cảm giác khó chịu và không ít trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày. Không những thế, nguy cơ biến chứng của tình trạng này cũng rất nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn những biến chứng của bệnh và cách phòng ngừa bệnh qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Biến chứng của bệnh viêm mũi xoang và cách phòng ngừa?
1. Tổng quan về bệnh viêm mũi xoang
1.1. Viêm mũi xoang là bệnh gì?
Xoang là hệ thống các hốc rỗng, nằm trên sọ mặt, rải rác hai bên mũi, phía sau trán, gò má và giữa hai mắt. Khi lớp niêm mạc bao phủ toàn bộ bề mặt các hốc xoang bị các tác nhân gây bệnh tấn công sẽ trở nên sưng tấy, làm cho các chất nhầy bị tích tụ, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Hiện tượng này được gọi là viêm mũi xoang (hay còn gọi là viêm xoang, viêm xoang mũi).
Viêm xoang mũi thường được chia thành 3 mức độ:
– Viêm xoang cấp: Diễn ra trong một thời gian ngắn (tối đa 4 tuần) với các triệu chứng đột ngột, mạnh mẽ;
– Viêm xoang bán cấp: Tình trạng xảy ra trong 3 tháng và thường có liên quan đến tình trạng dị ứng hoặc nhiễm khuẩn;
– Viêm xoang mạn: Bệnh kéo dài trên 3 tháng, tái phát liên tục với những triệu chứng dai dẳng.
Khi lớp niêm mạc bao phủ toàn bộ bề mặt các hốc xoang bị nhiễm trùng sẽ gây ra bệnh viêm xoang.
1.2. Phân loại bệnh theo vị trí sinh học
Dựa vào vị trí sinh học của từng hốc xoang, bệnh được phân loại như sau:
– Viêm xoang hàm trên: Là tình trạng viêm xảy ra ở các hốc xoang lớn nhất, nằm cạnh mũi, phía trên hàm trên và nằm phía sau xương hò má.
– Viêm xoang sàng: Xoang sàng là hốc xoang nằm sâu trong mũi, phía sau mặt nên có nhiều biểu hiện không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm.
– Viêm xoang trán: Là tình trạng hốc xoang ở vùng trán bị nhiễm trùng.
– Viêm xoang bướm: Xoang bướm nằm bên trong xương bướm, gồm 6 thành: thành trên, thành dưới, thành trước, thành sau và thành hai bên.
– Viêm đa xoang: Là tình trạng niêm mạc của nhiều hốc xoang bị nhiễm khuẩn cùng lúc.
1.3. Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm mũi xoang
Tùy vào vị trí hốc xoang bị viêm mà người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, vì các hốc xoang và tai, mũi, họng thông nhau nên phần lớn những biểu hiện thường gặp của bệnh viêm xoang gồm:
– Ngứa mũi, hay hắt xì, nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè, mất khứu giác, chảy nước mũi;
– Ngứa họng, ho khan, ho có đờm, cảm giác vướng trong họng;
– Đau nhức âm ỉ ở các hốc xoang, tùy vào vị trí xoang bị viêm mà các cơn đau sẽ lan dần ra hai bên má, hàm trên, trán, hốc mắt, thái dương…
– Cơ thể nhức mỏi, đau ê ẩm, sốt nhẹ;
– Hôi miệng;
Biểu hiện thường gặp của bệnh viêm mũi xoang thường là ngứa mũi, hay hắt xì, nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè, mất khứu giác, chảy nước mũi.
2. Tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh viêm mũi xoang
Có thể nói, có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố gây ra. Tuy nhiên, phần lớn mọi trường hợp mắc viêm xoang đều đến từ việc trong xoang có quá nhiều chất nhầy bị tích tụ. Điều này khiến cho các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
Cụ thể, các tác nhân gây bệnh bao gồm:
– Virus, vi khuẩn;
– Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, khói thuốc lá, khí thải độc hại từ xe máy, các nhà máy… đều là các tác nhân kích thích sự tích tụ dịch nhầy trong mũi;
– Các loại nấm: Trong không khí có rất nhiều loại nấm. Khi chúng xâm nhập vào các hốc xoang qua đường mũi sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng xoang.
Bên cạnh đó, những yếu tố dưới đây còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:
– Đã và đang mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm amidan…;
– Đặc điểm giải phẫu mũi bất thường gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông dịch nhầy trong các xoang như: Lệch vẹo vách ngăn mũi, vách ngăn mũi có gờ hoặc polyp mũi…
– Tình trạng miễn dịch bị suy giảm như bà bầu, người cao tuổi, trẻ nhỏ hoặc các bệnh nhân mắc bệnh suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, ung thư, tiểu đường, tham gia xạ trị…);
– Cơ thể có phản ứng dị ứng với một số tác nhân như bụi, lông động vật, phấn hoa…;
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm mũi dị ứng như thế nào?
Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, khói thuốc lá, khí thải độc hại từ xe máy, các nhà máy… đều là các tác nhân kích thích sự tích tụ dịch nhầy trong mũi.
3. Viêm mũi xoang gây ra những biến chứng gì?
Viêm xoang mũi ban đầu khởi phát với những triệu chứng đột ngột, khiến người bệnh khó chịu và gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không có động thái điều trị dứt khoát, bệnh sẽ kéo dài dai dẳng, trở thành mạn tính và để lại nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng.
3.1. Biến chứng viêm xoang tới mắt
Các hốc xoang đều nằm ở các vị trí rất gần hốc mắt, chúng được ngăn cách nhau bởi một phiến xương mỏng, hay còn được gọi là xương giấy. Vì thế, khi một trong các hốc xoang bị nhiễm trùng thì hai ổ mắt không tránh khỏi ảnh hưởng. Những biến chứng ổ mắt có thể xảy ra do viêm mũi xoang là:
– Viêm ổ mắt: Hiện tượng thường xuất hiện đột ngột, kéo theo các triệu chứng như viêm mũi, ngạt mũi, nhức đầu, nhức mắt;
– Áp xe mí mắt: Biến chứng này được coi là biến chứng nguy hiểm nhất mà viêm xoang gây ra;
– Viêm tấy ổ mắt: Triệu chứng của hiện tượng này là mắt chảy mủ cùng cảm giác đau nhói, sưng tấy và khó chuyển động;
– Viêm dây thần kinh thị giác: Biến chứng này khiến cho khả năng nhìn của người bệnh bị thu hẹp, suy giảm khả năng phân biệt màu sắc;
Các hốc xoang đều nằm ở các vị trí rất gần hốc mắt, vì thế, khi một trong các hốc xoang bị nhiễm trùng thì hai ổ mắt không tránh khỏi ảnh hưởng.
3.2. Biến chứng viêm mũi xoang gây ra cho vùng não
Khoảng cách từ các hốc xoang đến vùng não cũng rất ngắn. Vì thế, vùng não cũng là bộ phận chịu biến chứng khi một trong các hốc xoang bị nhiễm trùng. Những biến chứng vùng não bao gồm:
– Viêm não: Triệu chứng của biến chứng này là co giật, vùng não bị tổn thương. Nếu tình trạng viêm lan rộng, không được kiểm soát và điều trị sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.
– Viêm màng não, áp xe não: Ảnh hưởng của biến chứng này rất nghiêm trọng như tổn thương não vĩnh viễn, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
3.3. Biến chứng viêm xoang mũi ở tai
Dịch mủ viêm từ xoang khi bị tích tụ nhiều, sẽ chảy tràn xuống mũi, vào tai, đem theo vi khuẩn, gây nên tình trạng nhiễm trùng tai. Trong các biến chứng viêm xoang gây ra ở tai, viêm tai giữa là biến chứng phổ biến nhất. Điều này là tiền đề dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn cả như thủng màng nhĩ, thậm chí là mất thị lực;
3.4. Biến chứng viêm xoang mũi ở mạch máu
Viêm xoang mũi gây ra những biến chứng ở mạch máu bao gồm:
– Viêm tắc mạch máu ở xương sọ, xương trán;
– Viêm tắc tĩnh mạch hàng;
4. Phòng ngừa bệnh viêm mũi xoang bằng cách nào?
Vì những biến chứng vô cùng nghiêm trọng mà viêm xoang mũi gây ra, chúng ta hãy luôn bảo vệ sức khỏe để phòng ngừa bệnh viêm xoang. Một số biện pháp đơn giản có thể giúp chúng ta phòng ngừa bệnh viêm xoang hiệu quả bao gồm:
– Luôn luôn rửa tay sạch sẽ với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn;
– Không hút thuốc, tránh xa những nơi có khói thuốc lá;
– Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để tránh khí lạnh và các tác nhân gây dị ứng;
– Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, kết hợp sử dụng máy tạo độ ẩm để lưu thông không khí;
– Uống nhiều nước, tăng cường ăn các loại rau củ quả giàu vitamin để tăng cường miễn dịch;
>>>>>Xem thêm: Viêm Amidan mạn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để tránh khí lạnh và các tác nhân gây dị ứng để phòng ngừa các bệnh viêm xoang.
Trên đây là các thông tin về những biến chứng mà bệnh viêm mũi xoang đem lại, cũng như cách để phòng ngừa bệnh. Hãy bảo vệ sức khỏe ngay hôm nay để tránh những biến chứng không mong muốn. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách điều trị khi thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng nào của bệnh nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.