Biến chứng khi bị hóc dị vật ở đường thở

Hóc dị vật ở đường thở là một tai nạn với mức độ nguy hiểm cao. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ cần được cấp cứu khẩn cấp để tráng gây ra hậu quả biến chứng nặng nề. Những biến chứng đó là gì? 

Bạn đang đọc: Biến chứng khi bị hóc dị vật ở đường thở

1. Thế nào là dị vật ở đường thở?

Dị vật ở đường thở là những vật bị mắc lại tại đường thở của bệnh nhân. Cụ thể, đường thở sẽ từ thanh quản tới phế quản. Đây là một trong những cấp cứu tai mũi họng thường gặp ở trẻ nhỏ. Điều này là bởi trẻ hay có thói quen đưa các đồ vật vào trong miệng. Và ở độ tuổi đó, phản xạ bảo vệ đường thở của các bé chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người lớn mắc phải tình trạng này.

Biến chứng khi bị hóc dị vật ở đường thở

Dị vật ở đường thở gây cản trở quá trình hô hấp của bệnh nhân và có thể gây nguy cơ tử vong

2. Hiện tượng mắc dị vật đường thở

2.1 Triệu chứng bị hóc dị vật ở đường thở

2.1.1 Triệu chứng toàn thân

Ta có thể nhận biết hiện tượng có dị vật mắc trong đường thở qua 2 triệu chứng toàn thân:

– Khó thở: Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân sẽ có biểu hiện khó thở. Khi dị vật nằm ở thanh quản, mức độ khó thở của bệnh nhân sẽ khác nhau tùy vào kích thước cũng như thờ gian dị vật bị mắc kẹt. Trong trường hợp kích thước của dị vật to có thể dẫn tới khó thở thanh quản độ 2 hoặc 3. Thậm chí, bệnh nhân có thể ngạt thở nếu không được điều trị kịp thời. Đối với những dị vật nhỏ hơn ở vị trí khí quản thấp hay phế quản, bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn ho, khó thở. Triệu chứng này càng rõ nét khi người bệnh gắng sức hay nghỉ ngơi.

– Sốt: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp, nhất là sau một vài ngày bị nhiễm khuẩn. Sự nhiễm khuẩn này bị gây ra bởi các dị vật gây ô nhiễm. Ví dụ như xương, bã mía, thịt, …

2.1.2 Triệu chứng cơ năng

Đối với những triệu chứng cơ năng của hiện tượng mắc dị vật tại đường thở sẽ tùy theo vị trí mà biểu hiện khác nhau. Ví dụ như:

– Dị vật nằm ở thanh quản: Những dị vật nằm ở thanh quản thường sẽ là những vật có cấu tạo dẹt, sắc, … Điển hình như đầu tôm, xương cá, … Khi bị mắc phải những dị vật này, người bệnh sẽ thường thấy khàn tiếng, mức độ sẽ tùy theo kích thước cũng như thời gian dị vật bị mắc tại đó. Ngoài ra, khó thở thanh quản cũng là một dấu hiệu thường thấy trong trường hợp này. Nếu dị vật có kích thước to sẽ dễ khiến thanh quản bị bít tắc, dẫn tới khó thở thanh quản.Cùng với đó là biểu hiện ho khan nhiều, không có đờm.

– Dị vật ở khí quản: Đối với trường hợp này, những dị vật bị mắc thường tròn, trơn và khá to. Điều này khiến bệnh nhân bị ho rũ rượi, tím tái do dị vật động ở trong lòng khí quản. Nhiều lúc, dị vật di động lên thanh quản sẽ dẫn tới những cơn ho, thậm chí tắc thở nếu không xử lý kịp thời.

– Dị vật ở phế quản: Khi ở trong tình trạng này, bệnh nhân sẽ thấy khó thở hỗn hợp. Đặc biệt là khi dị vật to khiến bít tắc phế quản gốc 1 bên. Ngoài ra, nhiều người bệnh sẽ có triệu chứng sốt. Mức độ sốt sẽ tùy theo tình trạng viêm nhiễm ở phổi có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.

2.2 Nguyên nhân bị hóc dị vật ở đường thở

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bị mắc dị vật tại đường thở. Trong đó, những trường hợp thường xảy ra là:

– Do trẻ bị sặc khi ăn: sặc cơm, cháo, sữa, … khiến mắc nghẹn tại đường thở.

– Do người bệnh hít phải các vật vào đường thở. Ví dụ như hạt, thuốc viên nhỏ, kẹo viên, … gây bít tắc đường thở.

– Do người bệnh bị sặc đờm, dãi, sặc khi uống nước, …

– Do bệnh nhân bị rối loạn phản xạ họng.

3. Biến chứng khi bị hóc dị vật ở đường thở

Hóc dị vật tại đường thở có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào loại dị vật, độ tuổi của người bệnh. Cụ thể:

Những bệnh nhân càng nhỏ tuổi khi rơi vào tình trạng này sẽ càng nguy hiểm. Điều này là bởi các cơ quan của trẻ nhỏ chưa thực sự phát triển, dễ mắc bệnh lý. Vậy nên nhiều khi việc mắc dị vật được xử lý nhanh chóng nhưng vẫn không cứu được do bệnh nhi bị viêm phế quản, viêm phổi nặng.

Bên cạnh đó, một số biến chứng thường xảy ra như: người bệnh bị tắc thở, tử vong do bị ngạt thở cấp, bị xẹp phổi, tràn khí màng phổi, trung thất, sọ hẹp thanh quản, …

4. Cách xử lý mắc dị vật ở đường thở

Tìm hiểu thêm: TCI giải đáp: Sau cắt amidan có hết viêm họng không?

Biến chứng khi bị hóc dị vật ở đường thở

Bệnh nhân bị mắc dị vật đường thở cần được sơ cứu khẩn cấp để tránh ảnh hưởng tính mạng

4.1 Với trẻ dưới 2 tuổi

Với nhóm đối tượng bệnh nhân là trẻ dưới 2 tuổi bị mắc dị vật đường thở sẽ cần được cấp cứu bằng phương pháp vỗ lưng, ấn ngực. Cụ thể, ta cho trẻ nằm sấp ở trên cánh tay trái người đang sơ cứu. Đầu bé hướng xuống đất và lưu ý cần giữ chắc để cổ và đầu bé không bị tuột. Sau đó, ta dùng gót của bàn tay phải, vỗ mạnh trực tiếp vào giữa 2 xương bả vai trẻ. Nếu sau đó bé có biểu hiện hồng hào hơn, có thể thở và khóc bình thường thì tiến hành kiểm tra xem có dị vật nào không rồi lấy ra.

Trong trường hợp sau khi thực hiện phương pháp trên tình trạng trẻ vẫn không khá hơn, ta hãy tiếp tục làm biện pháp ấn ngực. Sử dụng 2 ngón tay để ấn vào vùng thượng vị của trẻ. Thao tác mạnh 5 cái chiều hướng lên trên.

4.2 Với trẻ trên 2 tuổi và người lớn

– Khi người bệnh còn tỉnh táo: Trong trường hợp này, điều cần làm là hãy để bệnh nhân ở trong tư thế đứng. Tiếp đến, ta hãy đứng sau lưng hoặc quỳ gối xuống. 2 tay choàng ra phía trước vị trí ngang với thắt lưng. Ta sử dụng một tay tạo nắm đấm, chồng 1 tay lên phía tay còn lại và đặt vào vị trí thượng vị. Cuối cùng, người sơ cứu hãy ấn mạnh liên tiếp cho tới khi dị vật được lấy ra.

Biến chứng khi bị hóc dị vật ở đường thở

>>>>>Xem thêm: Cắt viêm Amidan bằng phương pháp nào an toàn và hiệu quả?

Sau khi sơ cứu dù có hiệu quả hay không bệnh nhân cũng cần được kiểm tra để đảm bảo đường thở không bị tổn thương

– Khi người bệnh đã hôn mê: Trường hợp này, ta hãy đặt bệnh nhân nằm trong tư thế ngửa. Sau đó, ta thực hiện sơ cứu với phương pháp quỳ gối, tựa 2 chân vào 2 bên đùi của người bệnh. Tiếp đến, hãy nắm lại 2 bàn tay thành 2 nắm đấm và ấn đột ngột liên tục vào xương ức.

Lưu ý, những phương pháp sơ cứu trên chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp giúp bệnh nhân không bị nghẹt thở. Trong trường hợp sau khi thực hiện những cách trên có hiệu quả hay không hiệu quả cũng đều cần được tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để kiểm tra, tránh tình trạng để lại tổn thương nặng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *