Bến chứng sau mổ ung thư tuyến tiền liệt thường gặp như mất máu, nhiễm trùng vết mổ hoặc nhiễm độc hệ thần kinh… Những biến chứng này nếu không được xử trí đúng cách có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Bạn đang đọc: Biến chứng sau mổ ung thư tuyến tiền liệt
Ở Mỹ, ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trong các bệnh ung thư ở nam (sau ung thư phổi). Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng lên do tuổi thọ gia tăng.
Ung thư tuyến tiền liệt ảnh hưởng tới sức khỏe của nam giới vì thế khi được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ.
Mổ ung thư tuyến tiền liệt là một trong những phương pháp hiệu quả thường được áp dụng ở giai đoạn sớm
1. Một số biến chứng sau mổ ung thư tuyến tiền liệt
Phẫu thuật là một trong những phương pháp được chỉ định điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm. Phẫu thuật giúp cắt bỏ tuyến tiền liệt, cơ hội khỏi hoàn toàn cao trong những tường hợp khối u vẫn khu trú tại chỗ.
Tuy nhiên cũng giống các phương pháp phẫu thuật khác, sau mổ ung thư tuyến tiền liệt, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng như:
- Giảm sức đề kháng: Sau mổ ung thư tuyến tiền liệt bệnh nhân mất khá nhiều sức cùng với ảnh hưởng của các loại thuốc tiêm khi tiến hành phẫu thuật dễ khiến cơ thể giảm sức đề kháng.
- Mất máu nhiều: Tình trạng này xảy ra có thể liên quan đến kĩ thuật mổ, kích thước khối u mổ quá lớn, các bộ phận lân cận khu vực mổ bị tổn thương.
- Nhiễm trùng vết mổ: Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo hoặc niệu quản sẽ có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao hơn những người bình thường.
Tìm hiểu thêm: 10 Quan điểm sai lầm đáng tiếc về bệnh ung thư.
Người bệnh sau mổ ung thư tuyến tiền liệt có thể gặp phải một vài biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe
- Hệ thần kinh trung ương bị nhiễm độc: Biến chứng này là do ảnh hưởng từ các chất tiêm vào cơ thể trong quá trình phẫu thuật. Biến chứng này cũng có thể xuất hiện khi sức đề kháng của cơ thể yếu làm vi khuẩn, vi rút dễ dàng tấn công cơ thể, hệ thần kinh trung ương. Khi hệ thần kinh trung ương bị nhiễm độc, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt, rối loạn cảm giác…
- Suy giảm thị lực: Đây là biến chứng khi bệnh nhân mất một phần thị lực sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng phương pháp phẫu thuật.
- Buồn nôn, sốt nhẹ, chán ăn: Đây là những triệu chứng dễ gặp của bệnh nhân sau điều trị ung thư bằng phương pháp mổ. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian.
Những biến chứng sau mổ ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng phục hồi bệnh. Vì thế người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe sau mổ và đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.
2. Kiểm soát và giảm dần biến chứng sau mổ ung thư tuyến tiền liệt
Sau mổ ung thư tuyến tiền liệt, tùy vào thể trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ điều trị có thể chỉ định các phương pháp điều trị bổ trợ phù hợp vừa để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại, vừa để giúp bệnh nhân giảm bớt những biến chứng sau quá trình mổ.
>>>>>Xem thêm: Nguy cơ tiền sản giật là gì? Ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé?
Việc nghỉ ngơi đúng cách và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát và giảm biến chứng sau mổ
- Dùng thuốc kết hợp: Các loại thuốc giảm đau, chống nôn có thể được chỉ định nhằm giảm biến chứng.
- Ăn uống đúng cách: Người bệnh sau mổ ung thư tuyến tiền liệt cần chú ý ăn uống, nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, protein và chất khoáng cần thiết nhằm tăng cường sức khỏe; tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo, thực phẩm cay nóng…
- Nghỉ ngơi hợp lý: Người bệnh sau mổ ung thư tuyến tiền liệt cần nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động mạnh, vận động quá sức sẽ ảnh hưởng tới vết mổ. Ngoài ra người bệnh cần duy trì tâm lý thoải mái, không lo lắng hoặc suy nghĩ nhiều mà ảnh hưởng tới quá trình lành bệnh.
Việc tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị, chăm sóc sau mổ, kết hợp nghỉ ngơi, ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm biến chứng sau mổ ung thư tuyến tiền liệt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.