Kiểm soát trọng lượng cơ thể, bỏ thuốc, tập thể dục thường xuyên,… là những biện pháp hạ thấp nhịp tim bảo vệ sức khỏe.
Bạn đang đọc: Biện pháp hạ thấp nhịp tim bảo vệ sức khỏe
1. Nhịp tim nhanh và tác hại đến tim mạch
Nếu nhịp tim khi nghỉ ngơi vượt quá 100 nhịp/phút thì được gọi là nhịp tim nhanh, đôi khi nó ít nguy hại, nhưng cũng có thể dẫn tới hậu quả nguy hiểm. Đặc biệt nếu kèm theo dấu hiệu như chóng mặt, khó thở, ngất xỉu hoặc đau ngực, thì bạn cần đi khám ngay tại chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp.
Nhịp tim nhanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
2. Biện pháp hạ thấp nhịp tim bảo vệ sức khỏe
Giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh: Khi thừa cân, trái tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Tập thể dục có thể giúp giảm cân, cũng như chế độ ăn uống lành mạnh. Khi giảm trọng lượng sẽ thấy nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm xuống.
Bỏ ngay thuốc lá, chất kích thích: Thuốc lá có thể làm cho nhịp tim tăng lên ngay khi hít phải từ lần đầu tiên và theo thời gian nhịp tim chỉ trở nên tồi tệ hơn, nếu bạn vẫn tiếp tục hút và hít phải khói thuốc lá.
Tìm hiểu thêm: Bệnh tim ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Bỏ thuốc lá giúp hạ thấp nhịp tim hiệu quả
Giảm lượng caffein: Caffein làm người ta cảm thấy tỉnh táo, nhưng sẽ làm nhịp tim tăng lên. Nếu uống nhiều hơn 2 tách cà phê mỗi ngày, có thể đang thúc đẩy nhịp tim nghỉ ngơi tăng lên. Tốt nhất nên hạn chế lượng caffein vào cơ thể.
Tránh rượu bia: Càng uống bia rượu, nhịp tim càng tăng và khiến tim sớm “nghỉ hưu” so với người không uống rượu vì vậy bạn cần hạn chế uống bia rượu và uống rượu bia có chừng mực.
Kiểm soát stress: Stress được biết đến như là “kẻ sát nhân im lặng”, stress phá hoại dần dần cơ thể. Kiểm soát stress bằng thiền định, yoga và các biện pháp khác giúp cơ thể và trí óc thư giãn và hạ thấp nhịp tim
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục làm cho nhịp tim tăng lên, nhưng khi càng tập thể dục, thì tim càng được nghỉ ngơi nhiều hơn. Đó là bởi vì tập luyện làm trái tim và cơ thể hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Chế độ tập luyện nên bao gồm đi bộ, thể dục nhịp điệu, tập luyện có sức mạnh.
Rửa mặt bằng nước lạnh: Làm giãn mạch máu, gián tiếp giúp máu lưu thông tốt hơn và làm chậm lại nhịp tim. Tát nước lạnh vào mặt được xem là việc gây sốc thần kinh bằng cơ học, giúp hoạt động của não bộ trở lại tỉnh táo và bình thường hơn.
Hít thở sâu và thư giãn: Khi nhịp tim nhanh dễ gây ra đánh trống ngực, có thể có xu hướng dễ giật mình và hồi hộp nhiều hơn. Do vậy, tốt nhất nên ngồi thư giãn, tập hít thở thường xuyên, như vậy có thể giảm chứng hồi hộp và hạ thấp nhịp tim.
>>>>>Xem thêm: Nguy cơ phình mạch não: Ai dễ mắc và làm sao để phòng ngừa?
Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để bảo vệ sức khỏe tim mạch
Thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ thường xuyên để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và tư vấn biện pháp hạ nhịp tim phù hợp.