Cúm mùa là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là các giai đoạn chuyển mùa, điều kiện thời tiết chuyển biến thất thường. Trang bị ngay các biện pháp phòng bệnh cúm mùa dưới đây để bảo vệ toàn diện cho sức khỏe bạn và người thân nhé!
Bạn đang đọc: Biện pháp phòng bệnh cúm mùa hiệu quả trong thời điểm giao mùa
1. Sơ lược về bệnh cúm mùa
Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện kèm các triệu chứng như ho, sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ, đau họng và sổ mũi. Các chủng virus chính gây bệnh cúm mùa bao gồm A/H1N1, A/H3N2, B và C. Bệnh này có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc và có thể trở thành dịch cúm mùa nếu không được kiểm soát đúng cách và kịp thời.
Thời điểm cúm mùa bắt đầu thường rơi vào thời điểm giao mùa
Những người mắc cúm mùa thông thường có thể hồi phục trong khoảng thời gian từ 2 đến 7 ngày. Tuy nhiên, đối với những trẻ em, người cao tuổi hoặc những người có bệnh tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc miễn dịch suy giảm, bệnh cúm mùa có thể gây biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí gây tử vong.
Thời điểm cúm mùa bắt đầu thường rơi vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết lạnh ẩm hoặc thời tiết biến đổi thất thường là điều kiện mà virus cúm mùa phát triển mạnh và lan truyền nhanh. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường và sự tăng cường hoạt động di chuyển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm mùa phát triển và lan rộng.
2. Đối tượng dễ mắc cúm trong thời điểm giao mùa
Trong thời điểm giao mùa, có một số đối tượng dễ mắc cúm do hệ miễn dịch yếu hoặc tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh như:
– Trẻ em: Hệ miễn dịch của trẻ em chưa đầy đủ so với người lớn, do đó, chúng thường dễ mắc cúm khi tiếp xúc với người bệnh hoặc môi trường ô nhiễm.
– Người già: Hệ miễn dịch của người già thường yếu hơn, làm cho họ dễ bị virus cúm tấn công và gây bệnh.
– Người suy giảm miễn dịch: Những người đang bị suy giảm hệ miễn dịch, chẳng hạn như người mắc các bệnh mãn tính, người đang điều trị hóa trị, hay người hồi phục sau phẫu thuật, cũng có khả năng dễ mắc cúm.
– Nhân viên y tế: Do tiếp xúc trực tiếp với nhiều bệnh nhân, nhân viên y tế có nguy cơ cao mắc cúm trong thời điểm giao mùa.
– Người sống trong môi trường có mật độ tiếp xúc cao: Các khu chung cư, trường học, trại tạm giam, quân đội và các cơ sở tương tự có mật độ dân số cao, là nơi dễ lan truyền cúm nhanh chóng.
– Người tiếp xúc với người mang mầm bệnh: Những đối tượng tiếp xúc trực tiếp với dịch từ hệ hô hấp của người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm các loại virus cúm mùa.
Những đối tượng trên được đánh giá là dễ mắc cúm trong thời điểm giao mùa. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh cúm mùa như duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh cá nhân và tiêm phòng đầy đủ có thể đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh này.
3. Các cách phòng bệnh cúm mùa
Nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phòng ngừa bệnh cúm mùa trong thời điểm giao mùa phức tạp, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đã đưa ra các khuyến cáo:
Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của vắc xin viêm gan A B trong xã hội hiện đại
Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cúm mùa để bảo vệ sức khỏe trong thời điểm dịch bệnh dễ gia tăng
– Phòng ngừa lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh: Người thân và bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1m khi tiếp xúc với người bệnh.
– Người mắc bệnh mạn tính, trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh cúm hoặc có khả năng nghi mắc cúm.
– Đảm bảo vệ sinh cá nhân và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Khi ho hoặc hắt hơi, nên che miệng và mũi bằng khăn giấy rồi bỏ vào thùng rác.
– Hằng ngày, cần vệ sinh mũi và họng bằng nước muối sinh lý.
– Vệ sinh và đảm bảo không gian sinh hoạt, học tập và nơi làm việc luôn thông thoáng. Cần lau chùi các vật dụng bằng hóa chất diệt khuẩn.
– Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất và rèn luyện sức khỏe đều đặn để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
– Tiêm vắc xin cúm mùa định kỳ hàng năm là biện pháp phòng ngừa cúm hiệu quả nhất.
– Chủ động theo dõi sức khỏe và nếu có các triệu chứng như đau đầu, đau họng, ho, sốt, mệt mỏi, nhức đầu,… cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu được xác định mắc cúm, cần tuân thủ cách ly và đeo khẩu trang để ngăn lây nhiễm cho người khác.
– Không tự ý sử dụng thuốc mà cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Trong số các biện pháp phòng bệnh cúm mùa, tiêm vắc xin cúm là biện pháp quan trọng. Do virus cúm luôn biến đổi, việc tiêm vắc xin cúm định kỳ hàng năm là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm virus cúm.
4. Vắc xin phòng bệnh cúm mùa
Tiêm vắc xin cúm được coi là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh. Vắc xin ngừa cúm có khả năng kích hoạt sản xuất kháng thể trong cơ thể để chống lại virus cúm, bảo vệ sức khỏe cho trẻ em tới người già.
Tỷ lệ bảo vệ sau khi tiêm vắc xin cúm có thể lên đến 97%. Nhóm người cần tiêm vắc xin hàng năm bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em từ 6 tháng tuổi, người già, và những người mắc bệnh mãn tính. Nhân viên y tế cũng nằm trong nhóm cần tiêm vắc xin hàng năm vì họ tiếp xúc với những người có nguy cơ cao.
>>>>>Xem thêm: Điểm danh 7 loại vắc xin phòng viêm màng não mủ
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cung cấp đầy đủ loại vắc xin phòng cúm
Hiện nay, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cung cấp đầy đủ loại vắc xin phòng cúm như:
– Vắc xin Vaxigrip tetra (Pháp) ngừa cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn
– Vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan) ngừa cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn
– Vắc xin Ivacflu-S (Việt Nam) ngừa cúm cho người lớn từ 18-60 tuổi
– Vắc xin GCFLU Quadrivalent (Hàn Quốc) ngừa cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn
Việc tiêm vắc xin cúm có thể giảm tỷ lệ tử vong do cúm mùa lên đến 70-80%, ngăn ngừa nhiễm bệnh và giảm 60% nguy cơ biến chứng. Đây là biện pháp ngừa bệnh được Bộ Y tế khuyến nghị, từ trẻ em đến người lớn đều nên chủng ngừa cúm hàng năm để bảo vệ bản thân trước căn bệnh truyền nhiễm này.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các bạn những biện pháp phòng bệnh cúm mùa hiệu quả trong thời điểm giao mùa. Để được tư vấn chi tiết về loại vắc xin cũng như phác đồ tiêm chủng phù hợp với tình hình dịch bệnh thực tế, cũng như chủng ngừa an toàn và hiệu quả, liên hệ Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI ngay, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.