Phòng thoát vị đĩa đệm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi ngày nay, công việc văn phòng và lối sống ít vận động, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh đang khiến căn bệnh này ngày càng gia tăng và phổ biến trong xã hội hiện đại.
Bạn đang đọc: Biện pháp phòng thoát vị đĩa đệm và cách điều trị
1. Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương, lệch ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh, gây đau và rối loạn cảm giác. Bệnh có thể gây ra những vấn đề sức khỏe đáng chú ý như:
– Đau lưng: Đây là biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Đau có thể lan rộng từ vùng lưng xuống mông, đùi và thậm chí là chân.
– Tê bì: Khi đĩa đệm thoát khỏi vị trí thông thường thì các dây thần kinh gần đó sẽ phải chịu áp lực lớn. Bệnh nhân có cảm giác tê bì hoặc mất cảm giác ở những vùng cơ thể bị ảnh hưởng như mông, đùi, chân hoặc ngón chân.
– Giảm khả năng làm việc: Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân gây suy yếu các cơ liên quan. Điều này làm giảm sức mạnh của người bệnh, gây khó khăn trong việc nâng vật nặng hoặc thậm chí mất khả năng di chuyển.
– Tác động lên dây thần kinh: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng nặng như không có cảm giác, suy yếu tay chân, không thể cầm nắm đồ vật.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe từng người. Để xác định mức độ nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm, chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh nhân nên đăng ký khám với các chuyên gia y tế.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh
2. Những đối tượng cần cẩn trọng với bệnh thoát vị đĩa đệm
Những đối tượng cần cẩn trọng để giảm khả năng mắc bệnh bao gồm:
– Người cao tuổi: Các cấu trúc trong cột sống dần suy yếu theo tuổi tác, làm tăng khả năng bị thoát vị đĩa đệm.
– Người có công việc đòi hỏi nhiều sức lao động: Các ngành nghề đòi hỏi phải nâng vật nặng, uốn cong lưng hoặc thường xuyên thực hiện các động tác tạo áp lực lên lưng có thể khiến đĩa đệm lệch khỏi vị trí. .
– Người có vấn đề về cột sống: Các bệnh lý như thoái hóa đốt sống, viêm khớp dạng thấp, hay tổn thương trước đó trong khu vực lưng cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, những người lạm dụng rượu bia, thuốc lá, ăn uống thiếu lành mạnh (thiếu chất dinh dưỡng, uống ít nước) hoặc stress kéo dài có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp những thắc mắc về đau quai hàm
Người thường xuyên thực hiện các hoạt động tạo áp lực lên lưng dễ bị thoát vị đĩa đệm
3. Biện pháp phòng thoát vị đĩa đệm
Trên thực tế, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp cả ở những người trung niên hoặc trẻ tuổi. Vì vậy, tìm hiểu thông tin và áp dụng các biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm là điều cần thiết với tất cả mọi người.
3.1. Bổ sung dinh dưỡng phòng thoát vị đĩa đệm
Chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe cột sống và phòng thoát vị đĩa đệm. Các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cơ xương khớp bao gồm:
– Canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D là hai chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì sức khỏe xương. Các nguồn canxi bao gồm sữa và sản phẩm từ sữa, cá hồi, các loại hạt và rau xanh lá. Vitamin D thường được tổng hợp từ ánh sáng mặt trời. Nếu cần bổ sung loại vitamin này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
– Các chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và viêm nhiễm. Bạn nên tăng cường các loại trái cây và rau quả tươi như dứa, dâu tây, cam, kiwi, cà chua, cải bắp, cà rốt trong các bữa ăn hàng ngày.
– Omega-3: Omega-3 là axit béo có tác dụng chống viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi mô mềm. Các nguồn giàu omega-3 bao gồm cá (như cá hồi, cá thu, cá trích), hạt chia và dầu cá.
– Uống đủ nước: Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể là cách đơn giản để duy trì sự mềm mại và đàn hồi của các mô mềm, bao gồm đĩa đệm. Hãy uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày và giảm lượng cafein và đồ uống có ga.
Ngoài ra, nên duy trì một lối sống lành mạnh, tập luyện đều đặn để tăng cường sức khỏe xương khớp, cải thiện sự linh hoạt khi vận động.
>>>>>Xem thêm: Chữa thoái hóa khớp gối theo khuyến cáo của chuyên gia
Bổ sung canxi và vitamin D giúp tăng cường sức khỏe xương khớp
3.2. Các tư thế vận động phòng thoát vị đĩa đệm
Các tư thế vận động đúng cách sau đây có thể giúp giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm:
– Ngồi đúng: Chuyên gia khuyên rằng mọi người nên ngồi trên ghế có độ cao thích hợp, hai bàn chân đặt sát trên sàn, các khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, giữ lưng thẳng.
– Đứng: Khi đứng, bất kỳ ai cũng nên đứng thẳng, dồn trọng lượng đều lên hai chân, không ưỡn bụng hoặc lưng, tránh gây độ cong bất thường cho cột sống. Hãy hạn chế đi giàu cao gót hoặc thường xuyên tạo tư thế gây áp lực lớn lên đĩa đệm.
– Bê đồ vật nặng: Khi bắt buộc phải vác hoặc nâng đồ nặng từ vị trí thấp, người thực hiện cần lưu ý bê đồ vật lên bằng cách đứng dậy khi đang ngồi xổm. Không nên dùng cơ thắt lưng để nâng vật nặng.
– Lấy đồ vật ở vị trí cao: Trường hợp muốn lấy đồ vật ở vị trí cao, mọi người cần lưu ý dùng ghế hoặc thang để hỗ trợ, không kiễng chân để với đồ.
– Kéo hoặc đẩy vật: Nên ưu tiên tư thế đẩy hơn là kéo với những đồ vật có trọng lượng lớn. Khi đẩy, hãy giữ khoảng cách hai chân rộng vừa phải, hai gối hơi gập, dùng trọng lượng cơ thể trên hai chân để tạo lực.
Có thể thấy, với các biện pháp phòng ngừa như bổ sung dinh dưỡng phù hợp và tập thể dục đúng cách, nguy cơ thoát vị đĩa đệm có thể được giảm thiểu. Để có kết quả tốt nhất, nếu bạn có triệu chứng hoặc nguy cơ thoát vị đĩa đệm, nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.