Biểu hiện bệnh tiểu đường có thể thay đổi theo từng loại. Tuy nhiên cho dù là tiểu đường loại 1, loại 2 hay tiểu đường thai kỳ, việc phát hiện sớm ngay từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, đều giúp làm giảm nguy cơ phát triển các biến chứng.
Bạn đang đọc: Biểu hiện bệnh tiểu đường bạn nên để tâm
Biểu hiện bệnh tiểu đường có thể thay đổi theo từng loại .
Trước khi tìm hiểu về các biểu hiện bệnh tiểu đường, cần biết chính xác căn bệnh nguy hiểm này là gì. Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mãn tính, hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm insulin hoặc kết hợp cả hai. Trong đó bệnh tiểu đường loại 1 thường xảy ra ở trẻ em, người trẻ tuổi chỉ chiếm tỷ lệ 5-10%, có liên quan đến yếu tố tự miễn gây phá hủy tuyến tụy khiến cơ thể hầu như không sản xuất đủ insulin. Tiểu đường loại 2 xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành, chiếm tỷ lệ 90-95%, có liên quan đến yếu tố tuổi, béo phì, ít vận động, di truyền.
Biểu hiện bệnh tiểu đường thường gặp
Thực tế cho thấy nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường không có bất kỳ biểu hiện, triệu chứng nào của bệnh mà chủ yếu được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.
Tuy nhiên ở nhiều người, có thể gặp phải một hoặc nhiều biểu hiện bệnh tiểu đường sau đây:
- Đi tiểu thường xuyên và khát nhiều: đi tiểu thường xuyên, đặc biệt nếu phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, có thể là biểu hiện bệnh tiểu đường. Chính vì đi tiểu nhiều nên cơ thể bị mất đi một lượng lớn chất lỏng, dẫn tới tình trạng khát nước. Hai triệu chứng này thường xuất hiện cùng nhau và là cách mà cơ thể cố gắng để kiểm soát tình trạng lượng đường trong máu tăng cao.
- Nhanh đói: nếu không hoạt động nhiều, vẫn ăn uống như bình thường nhưng lại luôn cảm thấy đói thì rất có thể đây là một biểu hiện bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường khiến glucose đọng lại ở các tế bào, vì vậy cơ thể không thể chuyển đổi thực phẩm đã tiêu thụ thành năng lượng, bỏ đói các tế bào và dẫn tới tình trạng người bệnh luôn cảm thấy đói.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng u tuyến giáp lành tính là gì?
Nếu không hoạt động nhiều, vẫn ăn uống như bình thường nhưng lại luôn cảm thấy đói thì rất có thể đây là một biểu hiện bệnh tiểu đường.
- Giảm cân không có lý do: quá nhiều đường trong máu có thể đẩy nhanh quá trình giảm cân, nhiều trường hợp giảm từ 5 – 10 cân trong vòng 2 – 3 tháng do insullin không đưa được glucose vào trong tế bào, nơi nó được sử dụng làm năng lượng. Vì thế cơ thể sẽ bắt đầu phá hủy protein và chất béo làm năng lượng thay thế, dẫn tới giảm cân nhanh chóng ở nhiều người bệnh tiểu đường.
- Mệt mỏi: thường xuyên cảm thấy mệt mỏi là một biểu hiện bệnh tiểu đường khá phổ biến, bởi vì cơ thể không thể chuyển đổi glucose trong máu thành năng lượng sử dụng được.
- Tâm trạng cáu kính, khó chịu: triệu chứng này thường xuất hiện cùng với các triệu chứng khác như nhanh đói và mệt mỏi.
- Mờ mắt: dư thừa glucose trong máu ảnh hưởng đến mắt và sản xuất một loại đường tên là sorbitol gây cản trở tầm nhìn của người bệnh.
Biểu hiện của từng loại bệnh tiểu đường
Mỗi loại bệnh tiểu đường lại có những biểu hiện riêng, ví dụ như:
- Tiền tiểu đường: thường không có biểu hiện mắc bệnh, nghĩa là hầu như người bệnh không gặp phải bất cứ triệu chứng nào. Bệnh nhân thường được chẩn đoán qua xét nghiệm máu định kỳ.
- Bệnh tiểu đường loại 1: các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 thường xuất hiện đột ngột hơn so với những loại khác. Bệnh thường gặp ở trẻ em, người trẻ tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn tuổi.
- Bệnh tiểu đường loại 2: tiểu đường loại 2 thường phát triển từ từ. Khi cơ thể trở nên kém đáp ứng với insullin, biểu hiện của bệnh tiểu đường loại 2 bắt đầu trở nên tồi tệ hơn.
- Phụ nữ mắc chứng tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện nào đặc biệt. Tuy nhiên bởi vì tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng huyết áp nên đây cũng có thể là một dấu hiệu cho biết người mẹ đã mắc bệnh.
>>>>>Xem thêm: Phát hiện sớm bệnh tiểu đường bất cứ thiệt hại nào
Tăng huyết áp có thể là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường thai kỳ.
Biểu hiện bệnh tiểu đường thường không rõ ràng, có nghĩa là nhiều người mắc bệnh trong thời gian dài mà không phát hiện ra trước khi được chẩn đoán.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường, tốt nhất nên tới bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Phát hiện sớm bệnh sẽ góp phần nâng cao hiêu quả điều trị đồng thời làm giảm nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.