Các bệnh tim mạch ở trẻ em có nhiều đặc điểm khác với bệnh tim ở người lớn. Đa phần các bệnh tim mạch ở trẻ em là do bẩm sinh. Những bệnh tim mắc phải thường là do nhiễm trùng hoặc viêm. Bài viết dưới đây đề cập đến các biểu hiện bệnh tim mạch ở trẻ em.
Bạn đang đọc: Biểu hiện bệnh tim mạch ở trẻ em cha mẹ cần biết
1. Những bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em
1.1. Phân loại kiểu bệnh tim ở trẻ
– Những bệnh tim bẩm sinh: Bệnh tim bẩm sinh không tím có luồng thông trái – phải (thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, thông sàn nhĩ thất); Bệnh tim bẩm sinh có tim có luồng thông phải-trái với tuần hoàn phổi giảm (tứ chứng Fallot, tam chứng Fallot, teo van 3 lá).
– Những bệnh tim mắc phải: Bệnh thấp tim; Bệnh Kawasaki; Viêm cơ tim do virus…
1.2. Những bệnh tim mạch ở trẻ em
– Bệnh tim bẩm sinh không tím có luồng thông trái-phải: Trẻ chậm phát triển thể lực, hay bị viêm phế quản hoặc viêm phổi kéo dài thường xuyên tái phát, vã nhiều mồ hôi, lồng ngực bên trái biến dạng nhô cao, tim đập nhanh, mạch nhanh, huyết áp ít thay đổi, nghe tim thấy tiếng T2 ở ổ van động mạch phổi thường mạnh và có thể tách đôi, kèm…
Biểu hiện bệnh tim mạch ở trẻ em cần được lưu tâm để có biện pháp điều trị phù hợp
– Bệnh tim bẩm sinh không tím có luồng thông phải-trái với tuần hoàn phổi giảm: Triệu chứng cơ năng phát triển thể lực chậm so với trẻ cùng trang lứa, tím da và niêm mạc, xuất hiện các cơn thiếu oxy khi gắng sức; triệu chứng thể lực tím rõ ở môi, dưới lưỡi, niêm mạc mắt, đầu chi, ngón chân ngón tay hình dùi trống…
– Bệnh thấp tim: Viêm đa khớp cấp, viêm tim (viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm tim toàn bộ), xuất hiện ban vòng, hạt Meynet trên da…
– Viêm cơ tim cấp do virus: Bệnh khởi phát đột ngột, xuất hiện nhanh chóng các dấu hiệu suy tim toàn bộ. Trẻ thở nhanh, mạch nhanh nhỏ, tiếng tim mờ, có tiếng ngựa phi, có thể nghe thấy tiếng thổi nhẹ ở mỏm do giãn buồng tim. Gan to, tĩnh mạch cổ nổi. X.quang lồng ngực thấy tim to, phổi ứ máu. Siêu âm cho kết quả tim giãn và giảm động, chức năng thất trái giảm nặng…
– Bệnh Kawasaki: Viêm kết mạc hai bên không sinh mủ, môi đỏ khô hoặc rộp, lưỡi đỏ nổi gai, đỏ niêm mạc miệng và họng, đỏ tím da niêm mạc lòng bàn tay bàn chân, phù nề mu bàn tay bàn chân, bong đầu ngón chân ngón tay, sưng hạch cổ không hóa mủ, ban đỏ đa dạng ở chân…
1.3. Nguyên nhân nào gây nên bệnh tim mạch cho trẻ?
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch cho trẻ nhưng phần lớn thường rất khó xác định chính xác lý do trẻ bị bệnh tim. Những nguyên nhân bệnh có thể là do:
– Do di truyền. Bệnh tim, nhất là tim bẩm sinh thường có nguyên nhân do di truyền. Nếu bố mẹ hoặc những người thân như ông bà mắc bệnh tim thì khả năng em bé sinh ra mắc bệnh tim sẽ cao hơn những trường hợp khác. Cũng có một số trường hợp ngoại lệ trong gia đình không có ai mắc bệnh tim nhưng trẻ vẫn bị.
– Mẹ bị nhiễm độc hoặc nhiễm bệnh giai đoạn mang thai
Trong thai kỳ, nếu mẹ thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia rượu, ma túy, thuốc lá,…thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị mắc dị tật về tim khá cao.
Ngoài ra, nếu mẹ ở trong môi trường có các chất phóng xạ, X Quang hoặc trong môi trường độc hại thì nguy cơ nhiễm độc thai kỳ cũng rất cao. Điều này sẽ dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi, khiến cho em bé sinh ra bị mắc rất nhiều dị tật, trong đó có dị tật về tim bẩm sinh.
Tìm hiểu thêm: Bé bị tiêu chảy cấp nên ăn gì, không nên ăn gì?
Bệnh tim mạch ở trẻ em chủ yếu là do bẩm sinh
Thêm vào đó, những loại virus như Rubella, Cytomegalo, Herpes,…khi xâm nhập vào thai phụ cũng khiến cho em bé có nguy cơ cao bị bệnh tim sau khi sinh ra.
2. Bệnh tim ở trẻ có thể dẫn đến biến chứng gì?
Một số biến chứng khi trẻ mắc bệnh tim sẽ vẫn phát triển mặc dù trẻ có thể đã được điều trị bệnh như:
– Chứng loạn nhịp tim: tức là tình trạng tim của trẻ bị đập không đều, lúc quá nhanh, khi lại quá chậm. Tình trạng này trong một số trường hợp có thể gây nên đột tử hoặc đột quỵ nếu như không được can thiệp một cách kịp thời và đúng cách.
– Đột quỵ: tình trạng này xảy ra do khi tim bị bệnh sẽ làm cho các cục máu đông bị hình thành. Từ đó gây nên mạch máu bị thuyên tắc, khiến cho việc cung cấp máu cho não bị ngăn chặn hoặc giảm đi. Đây chính là nguyên nhân chính của việc đột quỵ.
– Nhiễm trùng tim, hay còn có tên gọi khác là viêm nội tâm mạc. Bệnh lý này được mô tả là lớp nội mạc ở cơ tim bị nhiễm trùng. Việc này thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu sau đó di chuyển đến tim. Tình trạng này có thể làm hỏng van tim, thậm chí gây nên đột quỵ.
– Tăng áp trong động mạch phổi do lưu lượng máu đến phổi tăng lên
– Suy tim do tim bơm không đủ lượng máu đáp ứng cho cơ thể
Những biến chứng trên của bệnh tim đều rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ nên sớm thăm khám và điều trị dứt điểm bệnh tim cho trẻ, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
3. Bệnh tim ở trẻ có thể được điều trị như nào?
Bệnh tim có chữa khỏi không và sẽ điều trị như thế nào là vấn đề mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Đối với những trường hợp dù là bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh tim mắc phải thì sẽ có 3 phương án điều trị cơ bản như sau:
– Điều trị bằng nội khoa. Những trường hợp trẻ được chỉ định sử dụng thuốc khi trẻ bị suy tim, loạn nhịp tim…để ổn định nhịp tim cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sốt xuất huyết dưới da: nguyên nhân và cách xử lý
Cha mẹ nên cho trẻ điều trị bệnh tim sớm nhất có thể
– Mổ tim. Đây là phương án thường dùng nhất trong những trường hợp trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ sẽ tiến hành các phẫu thuật tùy theo tình hình bệnh của trẻ để can thiệp những lỗi về tim như hở van tim, hẹp động mạch phổi,v…v… Thường những trẻ được can thiệp bằng phẫu thuật sẽ có những tiến triển tốt lên rất nhanh chóng.
Các bệnh tim mạch ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng xấu. Để đạt được hiệu quả điều trị cao, các bậc phụ huynh nên lựa chọn đúng các chuyên khoa tim mạch uy tín để tiến hành khám chữa và điều trị cho con em mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.