Biểu hiện bệnh trĩ – chẩn đoán và điều trị 

Bệnh trĩ là cơn ác mộng với nhiều người bởi những phiền toái ám ảnh mà nó đem lại. Dưới đây là những thông tin bạn cần biết xoay quanh những biểu hiện bệnh trĩ và cách phòng – chữa căn bệnh ám ảnh này.

Bạn đang đọc: Biểu hiện bệnh trĩ – chẩn đoán và điều trị 

1. Tổng quan về bệnh trĩ

1.1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ có tên tiếng Anh là hemorrhoids. Bệnh được tạo nên từ tình trạng co giãn quá mức của tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới.
Bệnh trĩ thường được chia thành hai loại dựa theo vị trí của búi trĩ: trĩ nội và trĩ ngoại.
– Trĩ nội: các búi trĩ hình thành và phân tán ở bên trong trực tràng
– Trĩ ngoại: các búi trĩ hình thành xung quanh lớp da hậu môn, bên ngoài trực tràng.
Ngoài ra, bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp các đặc điểm tính chất của cả hai bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.

Biểu hiện bệnh trĩ – chẩn đoán và điều trị 

Hình ảnh trĩ nội và trĩ ngoại

1.2. Điểm mặt nguyên nhân hình thành bệnh trĩ

Đến hiện tại, vẫn chưa thể xác định chính xác cơ chế hình thành cũng như các nguyên nhân trực tiếp của bệnh trĩ. Các lý giải về cơ chế bệnh sinh của bệnh mới chỉ dừng lại ở giả thiết. Tuy vậy, các chuyên gia y tế cho rằng có nhiều yếu tố được xem như là nguyên nhân khiến tăng nguy cơ bị bệnh trĩ như sau:
– Người mắc các bệnh táo bón hoặc tiêu chảy trong một thời gian quá dài mà không có biện pháp làm giảm bệnh.Táo bón kéo dài là nguyên nhân gây ra áp lực lớn lên hậu môn và trực tràng.
– Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và không đủ chất xơ, vitamin,..
– Phụ nữ trải qua quá trình mang thai và sinh nở (đặc biệt là sinh thường). Thai nhi tạo ra áp lực lên ổ bụng, chèn lên trực tràng và tăng áp lực đến hậu môn, gây ra bệnh trĩ.
– Bệnh béo phì. Chế độ ăn thiếu chất xơ dẫn đến béo phì và táo bón thường xuyên. Ngoài ra, hậu môn sẽ chịu áp lực rất lớn vì cân nặng và mỡ thừa.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp băn khoăn: Bệnh trĩ có chơi thể thao được không?

Biểu hiện bệnh trĩ – chẩn đoán và điều trị 

Người bệnh béo phì có nguy cơ bị trĩ cao hơn người bình thường

– Tính chất công việc. Việc ít vận động có thể gây ra bệnh trĩ. Đối tượng rất dễ mắc trĩ là người làm việc văn phòng.

2. Biểu hiện bệnh trĩ

2.1. Những biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội và trĩ ngoại có một số điểm khác nhau do vị trí và đặc điểm của búi trĩ khác nhau. Tuy vậy, cả trĩ nội và trĩ ngoại vẫn có các biểu hiện chung như  đau rát hậu môn, đại tiện ra máu, hậu môn sưng lên, đại tiện kèm chất dịch nhầy…
– Đau rát nhẹ khi đi đại tiện. Đây là biểu hiện của bệnh trĩ khi còn đang ở cấp độ nhẹ. Cơn đau sẽ tăng dần lên khi mức độ bệnh tăng lên.
– Đi đại tiện kèm máu, có thể nhìn được trong phân hoặc giấy vệ sinh sẽ có lẫn máu tươi. Đặc biệt bệnh trĩ nội gây chảy máu nhiều hơn bệnh trĩ ngoại.
– Cảm giác cộm ở hậu môn, xuất hiện các khối thịt có thể tự co vào hoặc không. Đây là biểu hiện đặc trưng của người bệnh trĩ.
– Hậu môn tiết ra những dịch nhầy gây ra cảm giác nhớp nháp, khó chịu, kích ứng.

2.2. Biểu hiện bệnh trĩ nội

Các tĩnh mạch ở cuối trực tràng giãn nở tạo ra các búi trĩ nội nổi trên niêm mạc. Trong giai đoạn đầu, người bệnh rất khó trực tiếp thấy các triệu chứng của trĩ nội. Tuy vậy vẫn có những biểu hiện bệnh trĩ nội đặc trưng như sau:
– Bệnh nhân đi đại tiện với lượng máu tăng dần theo cấp độ bệnh. Có thể bắn thành các tia máu, kèm theo dịch nhầy nhiều bất thường
– Ngứa rát và đau đớn do các tổn thương lên các búi trĩ bên trong trực tràng  khi rặn mạnh.
– Khi các búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh sẽ sờ thấy búi trĩ. Kích thước của chúng không cố định, có màu hồng nhạt hoặc màu da, có tính đàn hồi. Tùy vào cấp độ bệnh mà búi trĩ có thể tự co vào hoặc phải dùng tay đẩy.

2.3. Biểu hiện bệnh trĩ ngoại

Các búi trĩ ngoại thường phân bố ở xung quanh lớp da ở hậu môn. Chính vì vậy, trĩ ngoại có các biểu hiện rõ ràng hơn so với trĩ nội. Trĩ ngoại gây đau nhiều hơn và đau trong giai đoạn sớm hơn. Một số biểu hiện bệnh trĩ ngoại như sau:
– Cảm giác thường trực là ngứa và sưng ở vùng hậu môn
– Nhìn và sờ thấy các khối thịt bất thường quanh hậu môn từ khi chúng còn có kích thước nhỏ.
– Chảy máu hậu môn nhưng không quá dữ dội và thường xuyên vì lực tác động lên búi trĩ ngoại ít hơn trĩ nội
– Hậu môn nhớp nháp, có thể xảy ra tình trạng rò rỉ phân.
Đặc tính của búi trĩ ngoại khá giống với tình trạng sa ra ngoài của trĩ nội.

3. Các cách điều trị bệnh trĩ

3.1. Chẩn đoán bệnh trĩ ra sao

Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán mức độ cũng như tình trạng bệnh thông qua các biểu hiện của bệnh trĩ. Từ đó chỉ định phương pháp hợp lý và hiệu quả.
Việc thăm khám đối với trĩ ngoại khá dễ dàng vì búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn. Đối với trĩ nội, do các búi trĩ nằm trong ống hậu môn trong giai đoạn đầu nên thăm khám khó khăn hơn. Bác sĩ sẽ dùng tay can thiệp sâu trong hậu môn. Ngoài ra, có thể sử dụng các thiết bị soi trực tràng, soi hậu môn để phát hiện búi trĩ.
Người bệnh rất cần đi khám ngay khi có triệu chứng xuất hiện để được chẩn đoán và tối ưu hiệu quả điều trị. Ngoài ra, việc đi khám sẽ giúp phân biệt được bệnh trĩ và các loại bệnh lý khác như nứt kẽ hậu môn, ung thư trực tràng, viêm ống hậu môn, sa trực tràng, polyp trực tràng,…

Biểu hiện bệnh trĩ – chẩn đoán và điều trị 

>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ có chữa được không? Chữa như thế nào?

Người bệnh cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả

3.2. Điều trị bệnh trĩ bằng cách nào?

Hiện nay, có những phương pháp chủ yếu  điều trị bệnh trĩ như sau
– Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc (điều trị nội khoa). Ở mức độ 1,2 và tùy theo tình trạng cơ địa người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Thuốc được chỉ định đúng liều lượng và thời gian sử dụng sẽ cải thiện tình trạng tuần hoàn máu đến hậu môn, ngừa và hạn chế tình trạng tắc mạch, làm teo nhỏ búi trĩ. Lưu ý. người bệnh sử dụng thuốc cần phải đặc biệt tuân theo chỉ định của bác sĩ.
– Điều trị bệnh trĩ bằng các can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật, sử dụng thủ thuật: Bệnh trĩ nếu đã ở cấp độ 3,4 thì việc cắt trĩ là biện pháp hiệu quả.
Hiện nay có các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại như phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan và Ferguson, phương pháp cắt trĩ Longo. Đặc biệt, mổ trĩ Longo gần như không đau vì vị trí phẫu thuật nằm ở vùng vô cảm của ống hậu môn. Người bệnh sẽ nhanh phục hồi, ít phải nằm viện, có thể về sau 48 giờ
Ngoài ra, một số thủ thuật như thắt mạch, tiêm xơ búi trĩ làm búi trĩ khô đi và teo dần trong khoảng 10 ngày.
Bệnh trĩ không thể tự khỏi. Hãy đi khám sớm để ngay khi có bất kỳ biểu hiện bệnh trĩ nào để được điều trị bệnh sớm và hiệu quả. Ngoài ra, hãy kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh để giảm tối đa nguy cơ bị trĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *