Ung thư tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm ở nam giới và thường không có các triệu chứng rõ ràng vì vậy việc nhận biết các dấu hiệu bất thường là cần thiết. Dưới đây là 1 số biểu hiện của bệnh ung thư tinh hoàn ở nam giới mà bạn nên chú ý và đi khám sàng lọc để phát hiện bệnh sớm.
Bạn đang đọc: Biểu hiện bệnh ung thư tinh hoàn và cách điều trị tốt nhất
Ung thư tinh hoàn là gì, biểu hiện ung thư tinh hoàn
Theo thống kê ung thư tinh hoàn có thể gặp ở mọi độ tuổi tuy nhiên phổ biến nhất là ở tuổi từ 15 – 35, có 2 loại ung thư tinh hoàn là ung thư tế bào mầm (biểu mô phôi) và ung thư không phải tế bào mầm. Bệnh ung thư tinh hoàn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Vì vậy việc nhận biết các biểu hiện ung thư tinh hoàn là cần thiết để giúp phát hiện bệnh sớm, tăng cơ hội điều trị. Các triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn phổ biến như sau:
Cảm thấy nặng một bên bìu: Việc một tinh hoàn lớn hơn hoặc thấp hơn bên kia không có gì bất thường nếu bẩm sinh bạn đã thế. Nhưng nếu bạn đã trưởng thành và dấu hiệu này xuất hiện đột ngột, bạn có thể cảm thấy một bên bìu nặng hơn bên kia, hãy đi kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tinh hoàn.
Ung thư tinh hoàn là căn bệnh nguy hiểm ở nam giới
Một “nốt mụn” nhỏ như hạt đậu: Đây có thể là một khối u ở tinh hoàn. Vì vậy nếu bạn tìm thấy một “hạt đậu” kỳ lạ bỗng dưng xuất hiện, hãy đi tầm soát ngay vì theo thống kê 4% các khối nhỏ trông chỉ như nốt mụn ấy là ung thư tinh hoàn. Ngoài ra, bạn cũng cần tầm soát khi phát hiện những vết sưng nhỏ ở vùng này.
Đau nhói ở tinh hoàn hoặc bìu: Cơn đau nhói không rõ nguyên nhân là triệu chứng đầu tiên mà 1/5 bệnh nhân ung thư tinh hoàn gặp phải vì vậy đừng bỏ qua triệu chứng này.
Đau lưng, bụng dưới, cổ…: Ở giai đoạn muộn ung thư tinh hoàn có thể di căn đến các tuyến bạch huyết và gây ra cơn đau lưng, đau âm ỉ bụng dưới, một cục u gồ lên ở cổ hay cảm giác khó nuốt.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp cho mẹ bỉm sữa: Sinh mổ bao lâu thì hết đau?
Bạn cần lưu ý các biểu hiện ung thư tinh hoàn để khám và sàng lọc sớm
Thay đổi hình dạng hoặc kết cấu: Bạn nên kiểm tra cơ thể mình thường xuyên và nếu một ngày hình dạng của 1 trong 2 bìu, hoặc cả 2, nếu phát hiện 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn có hình dạn khác lạ hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
“Vòng 1” bỗng dưng to lên: Ung thư có thể khiến quá trình sản xuất nội tiết tố ở tinh hoàn bị rối loạn khiến ngực nam giới bất ngờ to hơn bình thường.
Ho, khó thở không rõ nguyên nhân: Phổi là một trong những nơi mà ung thư tinh hoàn có nguy cơ cao di căn đến và gây các triệu chứng tưởng không liên quan ở đường hô hấp. Ngoài ra, đây còn là triệu chứng của ung thư ngực, cổ họng, phổi….
Cách điều trị ung thư tinh hoàn
Với bệnh nhân ung thư tinh hoàn thì có 2 phương pháp điều trị chính hiện nay đó là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Tùy theo giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.
– Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt tinh hoàn qua đường bẹn là giải pháp giúp điều trị bệnh tối ưu . Bệnh nhân có thể lo lắng là mất tinh hoàn sẽ ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục của họ hoặc gây vô sinh. Tuy nhiên, nam giới còn một bên tinh hoàn bình thường vẫn có thể có khả năng cương và sản xuất tinh dịch bình thường.
– Hóa trị là dùng thuốc tiêu diệt tế bào ung trên toàn bộ cơ thể. Hóa chất được dùng bổ trợ để tiêu diệt tế bào ung thư có thể còn lưu lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật. Hóa chất có thể kết hợp với phẫu thuật hoặc là biện pháp điều trị ngay từ ban đầu nếu ung thư ở giai đoạn muộn, có nghĩa là khi ung thư đã lan ra ngoài tinh hoàn.
>>>>>Xem thêm: Nấm âm đạo tái phát thường xuyên, bật mí cách điều trị dứt điểm
Hóa trị là 1 trong những phương pháp được sử dụng điều trị ung thư tinh hoàn
– Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và làm co nhỏ khối u. Chiếu xạ là một phương pháp điều trị tại chỗ và chỉ ảnh hưởng tới tế bào ung thư trong vùng được điều trị. Nguồn tia được phát ra từ một máy ở ngoài cơ thể (chiếu xạ ngoài) và thường nhằm vào các hạch trong ổ bụng, u tinh thường rất nhạy với tia xạ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.