Cận thị hiện đang được xem là nguyên nhân gây suy giảm thị lực hàng đầu hiện nay. Bệnh lý này có xu hướng nặng theo thời gian và rất khó có thể đưa mắt về mới trạng thái ban đầu nếu như không có sự can thiệp của phẫu thuật. Vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ cận thị xảy ra và diễn biến theo chiều hướng xấu hơn thì việc nắm mắt những biểu hiện của bị cận ban đầu là việc hết sức cần thiết.
Bạn đang đọc: Biểu hiện của bị cận dễ nhận biết nhất và cách điều trị
1. Thế nào là cận thị?
Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là một dạng tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt và trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, đặc biệt ở độ tuổi học sinh và những người người lao động trẻ.
Khi bị cận thị, hình ảnh thu được sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như với mắt bình thường. Cận thị sẽ làm giảm tầm nhìn, gây cản trở, khó khăn trong quá trình học tập và sinh hoạt hàng ngày. Các em học sinh từ 7-16 tuổi rất dễ xuất hiện những biểu hiện của bị cận nhất và độ cận thị có xu hướng ngày càng tăng nhanh do mắt phải điều tiết nhiều.
Cận thị là một dạng tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt và trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây
1.1 Nguyên nhân gây ra cận thị
Cận thị sẽ xảy ra khi mà trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến cho những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đứng ngay tại võng mạc. Bệnh lý này cũng có thể xảy ra do giác mạc và/hoặc thể thủy tinh ở tình trạng quá cong so với nhãn cầu. Trong một vài trường hợp khác, cận thị xuất hiện còn do sự kết hợp của các nguyên nhân trên.
Cận thị thường bắt đầu khi chúng ta còn nhỏ và con cái sẽ có nguy cơ mắc phải tật tật cận thị cao hơn nếu như cha mẹ cũng bị cận. Trong hầu hết trường hợp, bệnh lý sẽ ít tăng độ hơn khi trưởng thành; nhưng thỉnh thoảng nó vẫn sẽ tiếp tục tiến triển theo tuổi.
1.2 Biểu hiện của bị cận dễ nhận biết nhất
Biểu hiện của bị cận dễ nhận biết nhất đó là nếu như bị tật cận thị, bạn sẽ gặp khó khăn khi đọc các thông tin biển báo nằm trên đường hoặc nhìn các vật khác ở vị trí xa, nhưng lại có thể nhìn thấy rõ các vật ở gần khi đọc sách và sử dụng máy tính. Các dấu hiệu và triệu chứng khác khi mắt bị cận thị như là nheo mắt, căng mắt và nhức đầu.
Khi mắt của bạn nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi khi lái xe hay khi chơi thể thao cũng có thể đó là triệu chứng của chứng cận thị. Nếu như bạn gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng này khi đang đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng, hãy nhanh chóng đi khám mắt tại các bệnh viện mắt uy tín để xem bạn có đang bị cận nặng hơn không.
Biểu hiện của bị cận dễ nhận biết nhất đó là nếu như bị tật cận thị, bạn sẽ gặp khó khăn khi đọc các thông tin biển báo nằm trên đường hoặc nhìn các vật khác ở vị trí xa
2. Các phương pháp điều trị cận thị được áp dụng hiện nay
2.1 Phương pháp điều chỉnh khúc xạ
Đeo kính gọng được xem là cách thông dụng nhất, vừa tiết kiệm được chi phí và vừa dễ áp dụng. Tuỳ theo mức độ của cận thị, người bệnh sẽ cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi đứng nhìn xa.
Đeo kính áp tròng mềm cũng được xem là một giải pháp hiệu quả được nhiều người lựa chọn để điều chỉnh tật cận thị. Ưu điểm của kính áp tròng đó là tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nhược điểm khi đeo kính áp tròng đó là người bệnh có thể bị dị ứng với kính áp tròng nếu mắt dễ bị mẫn cảm, mắt dễ bị khô, quá trình vệ sinh không tốt là nguy cơ dễ dẫn đến viêm giác mạc.
Đối với những người bị cận thị khi đã trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Ưu điểm của phương pháp này là không đau, thời gian tiến hành phẫu thuật ngắn, độ chính xác cao và có khả năng cao đưa mắt về với trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này sẽ làm mỏng giác mạc của người bệnh. Vì vậy, trước khi thực hiện bạn cần phải cân nhắc thật kỹ.
Ngoài ra, hiện nay còn có một phương pháp điều chỉnh độ cận mới được gọi là kính Ortho – K. Đây là một dạng kính áp tròng cứng, có kích thước khoảng bằng lòng mắt đen, người bệnh chỉ cần đeo trong vòng 1 đêm khi tỉnh dậy thị lực đã quay trở lại và có thể hoạt động bình thường cả ngày mà không cần sự hỗ trợ của kính gọng hay kính áp tròng mềm.
2.2 Phương pháp hạn chế sự phát triển độ cận thị
Đối với người đang bị cận thị: Nên hạn chế những tác động gây áp lực lên mắt như là giảm bớt thời gian xem tivi và giảm làm việc với máy vi tính cũng như là đọc sách không quá 45 phút. Sau mỗi 45 phút hoạt động liên tục thì nên cho mắt được nghỉ ngơi bằng cách cho mắt nhắm mắt lại khoảng 30 giây.
Ngoài ra bạn cũng cần hoạt động ngoài trời nhiều hơn để mắt được điều chỉnh thích hợp với môi trường sống. Với những người bị cận, góc học tập cần bố trí ở nơi gần cửa sổ có nhiều ánh sáng tự nhiên, tránh những nơi có góc khuất tối, tư thế ngồi học phải đúng và phù hợp. Bạn cũng không nên đọc sách khi di chuyển bằng các phương giao thông như: xe hơi, tàu lửa…. bởi quá trình đó sẽ khiến mắt vô cùng khó chịu.
Tìm hiểu thêm: Tròng kính cận chống tia uv: Những điều bạn cần biết
Đối với người đang bị cận thị: Nên hạn chế những tác động gây áp lực lên mắt như là giảm bớt thời gian xem tivi và giảm làm việc với máy vi tính cũng như là đọc sách không quá 45 phút
2.3 Để ý đến chế độ dinh dưỡng
Cân bằng được dinh dường hằng ngày cũng là phương pháp giúp cho mắt bạn tốt hơn. Với những người cận thị nên sử dụng nhiều loại thức ăn có màu rực rỡ, trong đó sẽ có nhiều loại Vitamin tốt cho mắt như là: A, E, C, B…
Ngoài ra, có một việc vô cùng quan trọng đó là bạn nên thực hiện thăm khám Mắt định kỳ thường xuyên 6 tháng 1 lần để được các bác sĩ đưa ra lời khuyên bảo vệ mắt như thế nào là tốt.
3. Địa chỉ khám mắt định kỳ uy tín và bạn không nên bỏ qua
Trước hoặc sau khi nhận thấy những biểu hiện của bị cận thì việc thăm khám mắt định kỳ là việc hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Có một điều bạn nên lưu ý đó là khám mắt định kỳ sẽ khác hoàn toàn so với việc đo tật khúc xạ. Khi đo tật khúc xạ tại những nơi cắt kính cận thì kỹ thuật viên chỉ dừng lại ở việc cho bạn biết rằng độ cận, viễn, loạn và mắt đang mắc phải là bao nhiêu, mắt phải bao nhiêu độ, mắt trái bao nhiêu độ.
Tuy nhiên, khám mắt định kỳ là quá trình bác sĩ sẽ đi sâu vào kiểm tra từng cơ quan của mắt và các vấn đề của thị giác bằng các thiết bị, máy móc chuyên dụng như là: máy sinh hiển vi, máy chụp đáy mắt màu, máy đo khúc xạ tự động, máy siêu âm mắt, máy đo khúc xạ độ cong giác mạc tự động kèm độ K,…
Một trong những địa điểm thăm khám Mắt uy tín mà bạn không nên bỏ qua đó là Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Bởi vì, tại Thu Cúc TCI được quy tụ đông đảo đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Mắt dày kinh nghiệm, đã điều trị thành công cho hàng ngàn ca bệnh khó. Bên cạnh đó, Thu Cúc TCI còn chú trọng vào việc trang bị hệ thống máy móc hiện đại, được đồng bộ với nhau và nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, Anh, Ý, Nhật Bản,…
Bên cạnh đó, khi thăm khám tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, người bệnh không chỉ được điều trị với chuyên gia hàng đầu mà còn được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tâm như người nhà.
>>>>>Xem thêm: Viêm tủy thị thần kinh có điều trị được không?
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI – Địa điểm thăm khám Mắt uy tín, chất lượng nhất
Vậy là, chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu vấn đề biểu hiện của bị cận giúp bạn dễ dàng nhận biết được và biết cách chăm sóc mắt của mình một cách chính xác. Nếu như, bạn có nhu cầu muốn tìm hiểu về các gói khám Mắt tại Thu Cúc TCI hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.