Biểu hiện của viêm ruột thừa cấp là điều mà bất cứ ai cũng quan tâm để kịp thời xử trí nếu mắc phải. Viêm ruột thừa cấp là bệnh lý phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh là do sự tắc nghẽn trong ruột thừa tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây nên tình trạng viêm sưng.
Bạn đang đọc: Biểu hiện của viêm ruột thừa cấp là gì? – Góc giải đáp
1. Những triệu chứng biểu hiện của viêm ruột thừa cấp
1.1. Hiện tượng đau bụng dai dẳng
Biểu hiện rõ rệt nhất của viêm ruột thừa cấp là cơn đau bụng dai dẳng và kéo dài. Ruột thừa là một bộ phận nhỏ nằm bên phải phía mạn dưới của bụng, vì vậy cơn đau bụng cũng xuất hiện từ bên phải, tăng lên theo thời gian trong khoảng từ 6 – 24 tiếng. Khu vực đau có thể lan rộng từ rốn cho tới bụng bởi sự tắc nghẽn trong ruột thừa gây viêm nhiễm và đau đớn.
Người bệnh bị đau ruột thừa thường sẽ không thể đi bộ, làm việc, hoạt động… bình thường. Vì cơn đau có thể trở nên gay gắt khiến người bệnh không thể tập trung tinh thần và sức lực. Cơn đau khiến người bệnh chỉ có thể nằm một chỗ để cơn đau dịu xuống.
Cơn đau viêm ruột thừa cấp thường dữ dội, do đó khi gặp cơn đau bụng nghiêm trọng như trên thì cần phải đưa bệnh nhân đến ngay cơ quan y tế để cấp cứu. Hiện tượng đau bụng do viêm ruột thừa có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào.
1.2. Buồn nôn, nôn kèm đau bụng
Ngoài triệu chứng đau bụng, người bệnh viêm ruột thừa có thể bị buồn nôn, nôn ói. Người bệnh cũng có thể bị đau bụng dưới kèm tiêu chảy. Tình trạng này cũng cần thăm khám ngay vì để lâu có thể dẫn đến biến chứng vỡ ruột hoặc trở thành viêm ruột thừa mạn tính.
1.3. Đau bụng kèm chán ăn
Trước đó, nếu bạn cảm thấy bản thân đột nhiên chán ăn, mệt mỏi, thi thoảng đau bụng thì có thể đó là biểu hiện của cơn đau ruột thừa và rất nhanh có thể tiến triển thành viêm ruột thừa cấp. Khi hệ tiêu hóa của bạn bị ảnh hưởng và có dấu hiệu viêm nhiễm ở ruột thừa thì bạn sẽ không muốn ăn gì kèm cơn đau bụng.
1.4. Có biểu hiện sốt
Các bệnh nhân bị viêm ruột thừa thường có thêm triệu chứng sốt do hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở đường ruột dẫn đến cơ thể nóng sốt từ 38 – 38.5 độ. Khi có cơn đau bụng kèm triệu chứng sốt, bệnh nhân nên nhanh chóng nhập viện để được chỉ định điều trị ngay vì đây là tình trạng cấp cứu. Khi vùng viêm và dịch mủ bị lan ra ổ bụng thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
1.5. Thành bụng căng cứng
Cơn đau bụng kéo dài kèm sự căng cứng của thành bụng cũng là một biểu hiện của viêm ruột thừa cấp. Khi sờ vào có thể cảm nhận được sự co cứng của thành bụng, lúc này bệnh nhân cũng nên được nhập viện ngay.
2. Khi gặp biểu hiện của viêm ruột thừa cấp phải làm gì?
2.1. Đến bệnh viện ngay khi có biểu hiện của viêm ruột thừa cấp
Khi thấy người bệnh có dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa, trước tiên hãy để người bệnh nằm ở tư thế giảm đau, có thể chườm ấm và cho bệnh nhân uống nước ấm. Không nên để bệnh nhân ăn thêm các loại thức ăn khác và nhanh chóng gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân nhập viện. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ có các phương pháp để làm giảm cơn đau, xác định tình trạng viêm và chỉ định mổ hoặc các giải pháp phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Đau thượng vị uống thuốc gì?
2.2. Phẫu thuật – giải pháp chấm dứt các biểu hiện của viêm ruột thừa cấp
Phẫu thuật cắt bỏ được coi là chìa khóa vàng để điều trị viêm ruột thừa cấp. Việc cắt bỏ sẽ giúp điều trị triệt để bệnh, tránh tái phát viêm ruột thừa. Hiện nay, phẫu thuật viêm ruột thừa có thể mổ hở hoặc mổ nội soi.
– Mổ hở là phương pháp truyền thống với vết rạch da từ 5 – 10cm để đưa dụng cụ phẫu thuật vào ổ bụng, tiếp cận vùng ruột thừa bị viêm và tiến hành xử lý, cắt bỏ và đóng vết rạch bằng chỉ y tế.
– Mổ nội soi là phương pháp hiện đại hơn, chỉ tạo vài lỗ nhỏ trên thành bụng để đưa dụng cụ nội soi vào xử lý vùng ruột thừa viêm. Thay vì quan sát bằng mắt thường, bác sĩ sẽ quan sát và xác định vùng ruột thừa viêm qua màn hình siêu âm ở bên ngoài.
Mổ nội soi là phương pháp được ưu tiên ứng dụng do các lỗ nhỏ phẫu thuật có kích thước rất bé, giúp bệnh nhân ít đau, phục hồi nhanh hơn so với mổ hở. Đồng thời, bệnh nhân cũng không lo ngại để lại sẹo xấu sau phẫu thuật.
2.3. Lưu ý
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng kháng sinh do những yếu tố ảnh hưởng đến việc bệnh nhân không thể làm phẫu thuật. Chủ yếu là bệnh nhân có những bệnh lý như rối loạn đông máu, bệnh nền lâu năm không đủ sức khỏe thực hiện các cuộc phẫu thuật. Điều trị bằng thuốc chỉ giúp bệnh nhân lành bệnh tạm thời và có thể tái phát rất nhanh sau đó.
Đối với bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp đã có biến chứng như các ổ áp xe, bệnh nhân sẽ được điều trị khỏi biến chứng trước khi tiến hành cắt bỏ ruột thừa.
>>>>>Xem thêm: Những vấn đề xung quanh nội soi tiêu hóa
Biểu hiện của viêm ruột thừa cấp có thể rất đa dạng, do đó nếu có bất cứ hiện tượng bất thường nào ở vùng bụng, bệnh nhân nên nhanh chóng đi thăm khám chứ không tùy tiện dự đoán hay dùng thuốc.