Biểu hiện đau dạ dày tá tràng, nguyên nhân và cách điều trị

Tỷ lệ người có biểu hiện đau dạ dày tá tràng ngày càng xuất hiện nhiều. Cuộc sống hiện đại, nhiều áp lực cùng các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học là một trong số các nguyên nhân chính gây bệnh. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề xoay quanh bệnh đau dạ dày tá tràng qua bài viết dưới đây,

Bạn đang đọc: Biểu hiện đau dạ dày tá tràng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Đau dạ dày tá tràng là bệnh gì?

Đau dạ dày tá tràng là bệnh gây viêm loét, tổn thương trên niêm mạc dạ dày tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương xuất hiện khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày tá tràng bị bào mòn và lọ lớp bên dưới thành ruột. Biểu hiện đau dạ dày tá tràng giúp cảnh báo cho bạn biết cơ thể đang gặp vấn đề. Tỷ lệ vết loét ở dạ dày chiếm 60%, vết loét ở tá tràng chiếm 95%.

Biểu hiện đau dạ dày tá tràng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau dạ dày tá tràng là bệnh lý ở hệ tiêu hóa phổ biến

2. Những biểu hiện đau dạ dày tá tràng thường gặp nhất

Khi bị bệnh đau dạ dày tá tràng sẽ có những triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên với các trường hợp bệnh mới khởi phát, ở giai đoạn nhẹ thì rất khó nhận biết. Một số trường hợp người bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Nhưng về cơ bản dù ít hay nhiều thì khi bị đau dạ dày tá tràng sẽ có những biểu hiện như:

2.1 Đầy hơi, khó tiêu, hay buồn nôn là biểu hiện đau dạ dày tá tràng

Khi bị tổn thương dạ dày sẽ tiết ra nhiều acid dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, buồn nôn sau bữa ăn. Người bệnh sau khi nôn sẽ có cảm giác thoải mái hơn. Chức năng của dạ dày tá tràng suy yếu khiến thức ăn khi đưa vào dạ dày chuyển hóa chậm gây đầy bụng, khó tiêu.

2.2 Đau phần trên rốn ( Vùng thượng vị)

Biểu hiện đau dạ dày tá tràng đặc trưng là người bệnh thường bị đau vùng thượng vị. Cơn đau có thể diễn ra dữ dội hoặc âm ỉ tùy thuộc vào mức độ viêm loét. Thời gian diễn ra cơn đau trong một vài phút hoặc vài tiếng đồng hồ.

2.3 Ngủ không ngon giấc, khó ngủ

Đau dạ dày tá tràng không chỉ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa mà còn ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nguyên nhân là do cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm, về sáng khiến người bệnh mất ngủ.

2.4 Biểu hiện đau dạ dày tá tràng là nóng rát thượng vị, ợ hơi

Ợ hơi là hiện tượng bình thường của cơ thể nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo đau dạ dày. Biểu hiện này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát.

2.5 Rối loạn các chức năng tiêu hóa

Đau dạ dày tá tràng gây ảnh hưởng tới các chức năng của hệ tiêu hóa vì vậy sẽ gây ra rối loạn. Dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh là tiêu chảy và táo bón xen kẽ.

Biểu hiện đau dạ dày tá tràng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau thượng vị là biểu hiện đau dạ dày tá tràng

3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh đau dạ dày tá tràng

Đau dạ dày tá tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân khách quan và có những nguyên nhân chủ quan do chính thói quen không tốt của người bệnh.

3.1 Thường xuyên sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn

Trong thuốc lá có chứa khoảng hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là chất nicotine. Chất này gây kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol – Nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

3.2 Stress

Những người hay bị căng thẳng sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về hệ tiêu hóa. Lý do là vì khi thần kinh căng thẳng sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều nhiều acid gây hại cho dạ dày.

3.3 Do vi khuẩn HP tấn công

Vi khuẩn HP tuy nhỏ bé nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng tiết ra độc tố gây viêm loét niêm mạc dạ dày.

3.4 Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc có thể gây ra đau hoặc viêm loét dạ dày tá tràng.

3.5 Thói quen ăn uống và sinh hoạt không tuân theo khoa học

Rất nhiều người có thói quen thức khuya, bỏ bữa sáng, ăn uống không đúng giờ,…mà không biết rằng đó cũng chính là các nguyên nhân gây đau dạ dày. Theo thời gian dạ dày phải hoạt động thất thường khiến chức năng dần dần suy yếu.

Tìm hiểu thêm: Test HP qua hơi thở

Biểu hiện đau dạ dày tá tràng, nguyên nhân và cách điều trị

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

4. Cách điều trị các biểu hiện đau dạ dày tá tràng

Bệnh đau dạ dày tá tràng được phát hiện sớm sẽ dễ dàng điều trị hơn. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ khó điều trị dứt điểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phương pháp phổ biến nhất là điều trị bằng thuốc. Phác đồ ở mỗi người sẽ khác nhau tùy  thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ khác thuốc kháng viêm không sreroid (NSAID) thì bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc.

Đa phần bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc gồm có: Thuốc kháng và trung hòa acid dịch vị, thuốc tạo màng bọc để bảo vệ niêm mạc dạ dày,…Trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP sẽ uống thêm thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.

5. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa. Vì vậy khi mắc bệnh bệnh nhân cần đặc biệt chú ý tới những thực phẩm nên ăn và nên tránh.

5.1 Những thức ăn nên bổ sung

– Trứng, sữa có tác dụng trung hòa acid dạ dày. Trứng nên hấp hoặc cho vào cháo ăn một tuần 2,3 lần

– Các loại đạm dễ tiêu: Cá, thịt nạc, ức gà,…nên đươc chế biến bằng cách luộc, hấp, kho,…

– Rau củ quả tươi: Nên ưu tiên ăn các loại rau thuộc họ cải ( củ cải, bắp cải, rau cải) vì chúng chứa nhiều vitamin giúp làm liền các vết thương

– Các loại tinh bột ít mùi vị, dễ tiêu: Bánh mì, cơm, cháo, khoai,…

– Sử dụng các loại dầu từ thực vật: Dầu vừng, hạt hướng dương, dầu hạt cải, dầu đậu nành,…

5.2 Những thực phẩm không nên ăn

– Các loại thực phẩm chế biến sẵn: Dăm bông, xúc xích, lạp sườn,…

– Thức ăn cứng, dai như thịt nhiều gân, sụn, rau già nhiều chất xơ,…

– Hạn chế ăn các loại gia vị có tính kích thích: Dấm tỏi, ớt, tiêu, gia vị,…

– Tránh ăn các loại dưa muối, cà muối

– Các loại nước có gas, cafe và trà đặc, đồ uống có cồn

– Nên bỏ thuốc lá sẽ giúp cải thiện các bệnh về hệ tiêu hóa và giảm các nguy cơ mắc các bệnh ở đường hô hấp

Biểu hiện đau dạ dày tá tràng, nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh cần làm gì?

Bổ sung dinh dưỡng khoa học giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Sau khi hiểu về các biểu hiện đau dạ dày tá tràng sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện bệnh sớm. Đau dạ dày tá tràng tuy là bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị triệt để có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *