Giãn dây chằng ở lưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt người trong độ tuổi trung niên, người lao động nặng,… Các cơn đau do giãn dây chằng ở lưng thường diễn ra sau khi vận động sai tư thế hoặc vận động quá sức.
Bạn đang đọc: Biểu hiện giãn dây chằng ở lưng và phương pháp phòng ngừa
Biểu hiện giãn dây chằng ở lưng
Giãn dây chằng lưng gây cảm giác đau đớn, các cơn đau thường kèm theo hiện tượng co cứng khối cơ cạnh cột sống,…
Người bị giãn dây chằng lưng thường có những biểu hiện như:
- Thường xuất hiện những cơn đau đột ngột sau khi bưng bê đồ nặng hay vận động sai tư thế, rung xóc do đi xe đường dài, nhiễm lạnh hoặc sau khi cử động đột ngột.
- Các cơn đau thường kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống.
- Mất đường cong sinh lý do tư thế cột sống bị lệch.
- Đau khi bị ấn theo chiều dọc các mỏm gai sau hoặc vào khe liên đốt ở hai bên cột sống.
- Nhiều người còn cảm thấy đau nhức mỏi toàn thân, đau vùng thắt lưng, cả người mệt mỏi, tinh thần và trí tuệ bị sa sút, từ đó chất lượng cuộc sống bị giảm đi.
Nguyên nhân gây giãn dây chằng ở lưng
Do vận động mạnh hay làm việc sai tư thế
Khi mang vác vật nặng, chơi thể thao hay làm việc quá sức, ngồi hay làm việc sai tư thế trong thời gian dài,… sẽ khiến cho dây chằng ở lưng bị kéo giãn quá mức, làm vùng lưng bị đau nhức.
Do tai nạn hay chấn thương vùng lưng
Những chấn thương dễ gặp trong sinh hoạt hàng ngày chẳng hạn như ngã, va đập, bị đánh hay bị tai nạn,… cũng có thể gây tổn thương dây chằng ở thắt lưng và làm giãn dây chằng.
Do chấn thương
Tìm hiểu thêm: Khám cơ xương khớp cho trẻ ở đâu tốt nhất?
Mang vác vật nặng là một trong những nguyên nhân gây giãn cột sống
Không chỉ giãn, trường hợp nguy hiểm hơn còn có thể gây đứt dây chằng hay gãy xương, khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
Do tuổi tác
Đối với người lớn tuổi, bộ phận trong cơ thể bắt đầu lão hóa, trong đó có các dây chằng thắt lưng. Vì thế chỉ cần một chút tác động ở vùng lưng cũng có thể dẫn tới hiện tượng giãn dây chằng và việc điều trị ở người cao tuổi sẽ phức tạp và đòi hỏi thời gian dài hơn so với người trẻ tuổi.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị giãn dây chằng lưng khá cao. Các mẹ bầu nên cẩn trọng với chứng bệnh này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé nhé.
Phòng ngừa giãn dây chằng
Nghỉ ngơi
>>>>>Xem thêm: Đau sườn trái dưới tim là biểu hiện bệnh gì?
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khi giãn dây chẳng cột sống
Khi bị đau lưng, nghỉ ngơi cũng là biện pháp giúp người bệnh giảm đáng kể triệu chứng này. Bạn nên nằm ngửa và thả lỏng người để đầu, vai, mông và gót chân chạm giường. Không nên nằm giường nệm quá dày để tránh đè ép lên mạch máu và cơ.
Chườm nóng hoặc lạnh
Chườm lạnh lên vùng lưng đau khoảng 30 phút sẽ làm co mạch tại chỗ và làm giảm triệu chứng sưng đau vùng lưng. Chườm nóng lưng bằng khăn thấm nước nóng 30 phút có tác dụng làm giãn cơ, thư giãn dây chằng và các mạch máu. Nhờ vậy mà giúp bạn giảm đau lưng hiệu quả.
Tập Yoga
Yoga là liệu pháp tập luyện rất tốt cho sức khỏe, giúp bạn thư giãn tinh thần và thể lực. Đối với người bị đau lưng, tập yoga có tác dụng cải thiện cơ bắp, thư giãn xương khớp và dây chằng, giúp cơ thể linh hoạt và dẻo dai. Từ đó cải thiện tình trạng giãn dây chằng ở lưng.
Xoa bóp
Bị giãn dây chằng luôn đi kèm với hiện tượng dây co cứng các nhóm cơ xung quanh khớp, từ đó gây đau và hạn chế vận động. Xoa bóp có thể cải thiện các tình trạng trên.
Để điều trị chứng giãn dây chừng ở lưng bạn có thể thực hiện các động tác xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng ở lưng, nhất là hai bên cột sống khoảng 30 phút sẽ giúp kích thích lưu thông máu, giảm viêm và giảm thiểu cơn đau lưng rất tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.