Biểu hiện sa sút trí tuệ ở người già qua từng giai đoạn

Sa sút trí tuệ ở người già có các biểu hiện ban đầu dễ nhầm lẫn với chứng suy giảm trí nhớ nên nhiều người chủ quan và xem nhẹ, khiến tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách nhận biết biểu hiện sa sút trí tuệ qua từng giai đoạn.

Bạn đang đọc: Biểu hiện sa sút trí tuệ ở người già qua từng giai đoạn

1. Sa sút trí tuệ ở người già nguyên nhân do đâu?

Khi tuổi cao sức yếu, người già gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, trong đó có hội chứng sa sút trí tuệ. Đây là hội chứng bao gồm các bệnh liên quan đến sự tổn thương của não, thoái hóa não, khiến suy giảm chức năng trí tuệ lẫn nhận thức, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt thường ngày.

Bệnh phổ biến nhất ở đối tượng từ 60 tuổi trở lên. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì cứ 3 giây sẽ có một người bị sa sút trí tuệ. Việt Nam cũng phải đối mặt với số lượng người già mắc sa sút trí tuệ ở mức độ cao bởi thuộc top 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi:

– Bệnh Alzheimer: Nguyên nhân này chiếm tới 60-80% các trường hợp sa sút trí tuệ. Biểu hiện lâm sàng có thể nhận ra là trạng thái mất trí nhớ dần dần, thường khởi phát ở người lớn tuổi.

– Do rối loạn thần kinh và chấn thương não

– Do mắc bệnh Parkinson – một loại bệnh thoái hóa thần kinh có chiều hướng tiến triển nặng dần theo thời gian. Các dấu hiệu thường gặp gồm: rối loạn dáng đi, cử động chậm, cơ thể đơ cứng,..

– Do các bệnh xuất huyết não, viêm não và nhồi máu não

– Do lạm dụng thuốc an thần, ma túy, các đồ uống kích thích như rượu,..

– Do rối loạn nội tiết như đái tháo đường, suy giáp, cường giáp

Biểu hiện sa sút trí tuệ ở người già qua từng giai đoạn

Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến gây ra sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi.

2. Biểu hiện người già bị sa sút trí tuệ theo từng giai đoạn

Hội chứng sa sút trí tuệ xảy ra ở người già thường trải qua 3 giai đoạn với một vài hay nhiều dấu hiệu khác nhau. Ban đầu các dấu hiệu “mơ hồ” khó nhận biết, thường nhầm lẫn với chứng suy giảm trí nhớ nhưng tình trạng này ngày càng tiến tiến triển nặng hơn. Các biểu hiện rõ ràng hơn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính người bệnh và những người xung quanh.

2.1. Giai đoạn sớm của sa sút trí tuệ ở người già

Cũng giống như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, dấu hiệu ban đầu của hội chứng sa sút trí tuệ thường mơ hồ, gây nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thông thường. Do đó, dễ bị xem nhẹ và bỏ qua.

– Khó tập trung khi làm việc: chẳng hạn như người bệnh sẽ bị phân tâm trong quá trình giải quyết vấn đề nào đó, không thể theo dõi từ đầu đến cuối câu chuyện.

– Bắt đầu gặp khó khăn về trí nhớ ngắn hạn như: quên tên người quen biết, quên một số sự kiện cũ hay các hành động từng làm trong quá khứ. Đôi khi nhầm lẫn các thứ tự trong công việc đơn giản hàng ngày như: nấu 1 bữa ăn, mặc 1 bộ quần áo,…

– Nhầm lẫn trong nhận thức về khoảng cách, dễ bị va phải mọi thứ xung quanh mà không rõ nguyên nhân.

– Gặp vấn đề về giao tiếp: trong một số hoàn cảnh đột nhiên quên mất một số từ ngữ giao tiếp thông dụng hay sử dụng câu nói không hợp ngữ cảnh. Điều này gây nên sự khó hiểu cho người đối diện.

– Mất phương hướng trong việc tìm đường về nhà – vốn là cung đường quen thuộc hàng ngày.

Tìm hiểu thêm: Bệnh mất ngủ mạn tính là gì, có nguy hiểm không?

Biểu hiện sa sút trí tuệ ở người già qua từng giai đoạn

Nhầm lẫn các sự kiện hay đôi khi quên tên người từng quen là những dấu hiệu ban đầu của sa sút trí tuệ

2.2. Giai đoạn trung gian của sa sút trí tuệ

Nếu để lâu, không được phát hiện và chữa trị kịp thời, các dấu hiệu nhẹ ban đầu sẽ tiến triển nặng hơn. Ở giai đoạn này, với tần suất xuất hiện nhiều của các dấu hiệu cùng một lúc sẽ nhận ra dễ dàng.

– Khó tiếp nhận và ghi nhớ các thông tin mới

– Đôi khi bị lạc ngay trong chính ngôi nhà của mình, nhầm lẫn các phòng với nhau

– Giao tiếp với người xung quanh trở nên khó khăn hơn. Cuộc đối thoại sẽ bị ngắt quãng nửa chừng hoặc không mang ý nghĩa nào cả.

– Các thói quen sinh hoạt hàng ngày cần có sự giúp đỡ của người khác như mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, ăn uống,..

– Có sự thay đổi trong hành vi tính cách, rối loạn cảm xúc như: lo lắng, cáu kính bất chợt; trở nên thụ động hơn; trầm cảm và tránh xa các hoạt động xã hội; liên tục hỏi các câu hỏi giống nhau;…

Trong giai đoạn này, họ không còn khái niệm về thời gian và địa điểm. Do đó, họ cũng không thể thực hiện theo các chỉ dẫn như người bình thường. Dễ có nguy cơ tự ngã hoặc gặp tai nạn do lú lẫn.

Biểu hiện sa sút trí tuệ ở người già qua từng giai đoạn

>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiền đình đi khám ở đâu? Khám khoa nào?

Vào giai đoạn trung gian của sút trí tuệ, các khái niệm về thời gian và địa điểm sẽ không còn nữa.

2.3. Giai đoạn muộn của sa sút trí tuệ ở người già

Ở giai đoạn muộn, các biểu hiện của sa sút trí tuệ trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Nó ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của chính bản thân người bệnh cũng như gia đình, bạn bè xung quanh.

– Có thể không tự đi lại, tự thực hiện các công việc sinh hoạt đời thường. Đặc biệt, không tự kiểm soát về vấn đề đại tiểu tiện.

– Trí nhớ hoàn toàn biến mất. Không nhận ra chính người thân trong gia đình hay chính căn nhà của mình.

– Gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống, nuốt khó. Dễ sụt cân.

– Dễ mất khả năng giao tiếp

– Hành vi tâm lý, cảm xúc không kiểm soát được. Dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, hoang tưởng. Đôi khi có những hành vi không có mục đích như đi lòng vòng, đột ngột làm một điều gì đó khó hiểu.

Qua thời gian, giai đoạn cuối cùng của bệnh có thể dẫn đến tình trạng hôn mê và tử vong.

3. Người cao tuổi cần làm gì để phòng tránh sa sút trí tuệ?

Khi càng lớn tuổi thì bệnh sa sút trí tuệ càng dễ xảy ra. Vì vậy, ngay từ khi bước sang tuổi trung niên cần có những biện pháp phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này tìm đến.

– Xây dựng và duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, có thể chỉ là những bài tập nhẹ nhàng.

– Không quên “hoạt động” trí não mỗi ngày, bằng cách đọc sách, báo hay tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng.

– Luôn giữ một tinh thần thoải mái và vui vẻ, tránh các cảm xúc tiêu cực, tránh stress, suy nghĩ nhiều.

– Chủ động giao tiếp nhiều hơn. Có thể trò chuyện với người thân trong gia đình, hàng xóm, đăng ký một khóa học/buổi sinh hoạt dành cho người cao tuổi,… nhằm kích thích khả năng giao tiếp xã hội, tăng cường hoạt động của trí não, trì hoãn sự thoái hóa của hệ thần kinh.

– Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Như vậy sa sút trí tuệ ở người già cần được để tâm, phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm nhất. Không thể xem nhẹ bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào của bệnh. Nếu có triệu chứng suy giảm trí nhớ, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra, sàng lọc các bệnh lý về thần kinh – não bộ và được tư vấn những phương pháp chăm sóc tốt nhất cho hệ thần kinh của mình được khỏe mạnh, minh mẫn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *