Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc cúm A nhiều nhất, do sức đề kháng của con còn yếu, con chưa tiêm đủ vắc-xin. Hiện những biểu hiện trẻ bị cúm A được đánh giá là khá giống với các dấu hiệu khi trẻ bị cảm cúm và Covid – 19. Việc phân biệt và nhận biết rõ dấu hiệu của bệnh cúm A sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh ở con.
Bạn đang đọc: Biểu hiện trẻ bị cúm A gồm những dấu hiệu gì?
1. Những điều cha mẹ cần biết về virus cúm A
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, bệnh thường lưu hành và phát triển mạnh khi thời tiết chuyển sang Thu – Đông. Những năm trước bệnh rất ít gặp trong thời tiết mùa hè, tuy nhiên những năm gần đây nhiều bệnh viên ghi nhận, số trẻ mắc cúm A đang có xu hướng tăng vào bất kể thời điểm nào trong năm.
Thực tế thì bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ mắc virus cúm A nhưng phổ biến nhất là trẻ em. Nguyên nhân là do trẻ chưa biết tự bảo vệ mình, trẻ tiếp xúc ở môi trường mầm non đông người có nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó hệ miễn dịch của con còn yếu cũng như chưa được tiêm phòng đầy đủ nên trẻ rất dễ có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Virus cúm A rất dễ lây lan và phát tán trong không khí. Chỉ cần khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện… và vô tình các giọt bắn mang theo virus thoát ra môi trường bên ngoài và người lành hít phải những giọt bắn có mang virus đó thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. Ngoài giọt bắn trực tiếp, người bệnh cũng có thể mắc virus cúm nếu chẳng may chạm vào các bề mặt đồ vật nhiễm virus, sau đó đưa tay nên mắt, mũi miệng thì cũng đều có nguy cơ mắc bệnh như bình thường.
Với cơ chế rất dễ lây lan và virus cúm A có thể tồn tại tới 48h trong điều kiện môi trường tự nhiên nên cúm A rất dễ phát triển thành dịch bệnh trên diện rộng.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm A nhất
2. Biểu hiện trẻ bị cúm A dễ nhận biết
Không phải tất cả trẻ mắc cúm A đều có biểu hiện giống nhau, sẽ tùy theo sức khỏe, độ tuổi, tình trạng bệnh lý hiện tại mà những dấu hiệu này có thể chỉ thoáng qua hoặc rõ rệt. Cha mẹ có thể căn cứ vào những dấu hiệu dưới đây để biết con mình đang mắc cúm A nhẹ hay nặng.
2.1 Biểu hiện trẻ bị cúm A thể nhẹ
Khi trẻ bị nhiễm virus cúm A, ở thể nhẹ con thường có những biểu hiện sau:
– Sốt cao, cơn sốt có thể ngắt quãng thay vì kéo dài
– Trẻ có hiện tượng chảy nước mũi, đau họng và họng đỏ
– Cơ thể con mệt mỏi, trẻ lười chơi vận động
– Đối với trẻ nhỏ hơn con thường quấy khóc, chán ăn, bỏ bú
– Trẻ đi ngoài phân lỏng có kèm theo nôn mửa nhẹ
Đối với trường hợp trẻ bị cúm A ở thể nhẹ con hoàn toàn có thể điều trị tại nhà kết hợp với việc dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ. Nếu đáp ứng tốt chỉ sau khoảng 7 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và biến mất. Một số trẻ thì tình trạng ho có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc hơn thế. Tuy nhiên về cơ bản lúc này sức khỏe đã không còn nguy hiểm nên cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em cho những ai chưa biết
Khi trẻ bị cúm A con thường khởi phát với dấu hiệu sốt cao
2.2 Dấu hiệu trẻ mắc cúm A nặng
Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì những dấu hiệu cúm A ở trẻ rất dễ trở nặng và gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tính mạng. Đối với trường hợp bệnh diễn tiến nặng, các dấu hiệu cúm A ở trẻ em có những dấu hiệu như:
– Con sốt cao kéo dài từ 39,5 – 40,5°C
– Trẻ ngủ li bì, da nhợt nhạt và chân tay lạnh
– Trẻ được dùng thuốc nhưng không mang lại tác dụng
– Trẻ chán ăn, không ăn và nôn trớ
– Con ít đi tiểu
Với những biểu hiện này trẻ mắc cúm A thường đã ở giai đoạn nặng và bệnh rất dễ gây ra những biến chứng như: viêm xoang, suy đa tạng, viêm phổi, vấn đề về tim mạch… Lúc này việc điều trị bệnh không chỉ khó khăn mà còn tốn kém, kéo dài thời gian nằm viện.
Có thể thấy việc nhận biết những dấu hiệu trẻ mắc cúm A là điều rất quan trọng giúp hỗ trợ và đưa ra phương án điều trị kịp thời để trẻ không bị rơi vào tình trạng nguy kịch.
>>>>>Xem thêm: Rụng tóc ở trẻ nhỏ có phải do còi xương không?
Khi trẻ mắc cúm A con cần được đưa tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời
3. Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa cúm A cho con?
Thực tế có rất nhiều cách giúp phòng tránh cúm A cho trẻ. Tuy nhiên theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì một vài cách sau đây giúp bảo vệ con ở mức cao nhất và giảm thiểu nguy cơ mắc cúm A.
– Trẻ trên 6 tháng tuổi nên được tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm đều có thể chống lại từ ba đến bốn loại vi rút cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó.
– Hàng ngày trẻ cần được rửa chân tay sạch sẽ với xà phòng. Bên cạnh đó con cũng cần được vệ sinh tai, mũi họng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ virus và thông thoáng đường thở cho trẻ.
– Trong thời điểm dịch phát triển mạnh trẻ nên hạn chế tối đa tới chỗ đông người.
– Chú trọng nâng cao chế độ ăn cho trẻ với những thực phẩm tươi, giàu dưỡng chất như: sữa, phô mai, hải sản, trái cây tươi….
– Khi trong nhà nếu có người mắc cúm A nên chủ động cách ly, hạn chế để trẻ tiếp xúc.
– Các vật dụng hay đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, vì trẻ thường hay có thói quen ngậm đồ chơi đây cũng là con đường lây lan virus cúm A nhanh chóng.
Mặc dù những biểu hiện trẻ bị cúm A khá dễ nhầm lẫn với những bệnh lý đường hô hấp khác, tuy nhiên nếu chú ý quan sát cha mẹ hoàn toàn có thể phát hiện và đưa ra phương án chăm sóc phù hợp giúp trẻ khỏi bệnh nhanh chóng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.