Ung thư đường tiêu hóa là bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh ung thư. Thế nhưng không phải ai cũng biết được các biểu hiện ung thư đường tiêu hóa để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị sớm. Mời độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức cần thiết nhằm phát hiện sớm căn bệnh nguy hiểm này.
Bạn đang đọc: Biểu hiện ung thư đường tiêu hóa
Biểu hiện ung thư đường tiêu hóa
Các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp phải là ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn.
Tùy vào từng vị trí mắc các bệnh ung thư sẽ có các triệu chứng cụ thể.
- Ung thư dạ dày: người bệnh sẽ thấy xuất hiện triệu chứng đau tức vùng thượng vị, ăn không ngon, buồn nôn và nôn, ợ chua, ợ nóng, đi ngoài phân đen, giảm cân không rõ lý do…
- Ung thư thực quản: khi xuất hiện khối u ở thực quản, người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt, nuốt vướng, thường xuyên buồn nôn và nôn, ợ nóng, đau họng, đau sau xương ức, khàn tiếng, sụt cân…
- Ung thư đại trực tràng: khối u xuất hiện ở khu vực đại trực tràng sẽ khiến bạn có triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, khó chịu trong bụng, đi ngoài ra máu, phân nhỏ hơn so với bình thường, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, sụt giảm cân nặng
- Ung thư hậu môn: với người bệnh ung thư hậu môn, triệu chứng thường thấy là vùng da quay hậu môn sần sùi và xuất hiện u cục, ngứa rát hậu môn, chảy máu trực tràng – hậu môn, mệt mỏi,sụt cân nghiêm trọng…
Những triệu chứng bệnh ung thư đường tiêu hóa thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu nên nhiều người không biết mình mắc ung thư. Tới khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng rõ ràng, người bệnh mới đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Chính vì thế, khi thấy xuất hiện những khó chịu ở đường tiêu hóa, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.
Cách chẩn đoán sớm ung thư đường tiêu hóa
Tới trực tiếp bệnh viện khi có những dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ cơ thể, sờ nắn vùng bụng để phát hiện vị trí đau và mức độ đau kèm theo các biểu hiện khác (nếu có)
Tìm hiểu thêm: Viêm họng do trào ngược dạ dày – Những điều cần biết
Bác sĩ có thể hỏi tiền sử bệnh lý bản thân và tiền sử bệnh gia đình để có kết luận sơ qua về sức khỏe. Từ đó chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu khác:
- Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư như CEA, CA 19-9, CA 72-4. Nếu các chỉ số này tăng cao có thể cảnh báo mắc ung thư ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên kết quả này chưa thể khẳng định chắc chắn bạn mắc ung thư, vì thế ngoài xét nghiệm máu, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán khác.
- Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện vị trí, kích thước của các khối u trong đường tiêu hóa.
- Chụp X-quang giúp bác sĩ phát hiện rõ tổn thương trên phim chụp X-quang, đánh giá tình trạng và mức độ bệnh cụ thể.
- Nội soi: đây là phương pháp chẩn đoán hiện đại và chính xác, giúp phát hiện sớm những bất thường ở đường tiêu hóa như ổ viêm loét, polyp hoặc ung thư. Các bác sĩ sẽ đưa một ống mềm vào cơ thể người bệnh, trên ống mềm có gắn camera. Toàn bộ quá trình nội soi sẽ được theo dõi trên màn hình vi tính. Nếu phát hiện có polyp, bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm để tiến hành sinh thiết. Nếu kết quả ác tính thì bệnh nhân sẽ được tư vấn, điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Mổ trĩ kiêng quan hệ bao lâu?
Hiện nay, để chẩn đoán sớm ung thư đường tiêu hóa bạn nên tiến hành tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ. Tiến hành tầm soát sớm ung thư, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh, giai đoạn cụ thể của khối u để đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Bệnh viện Thu Cúc hiện có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi sẽ trực tiếp tầm soát ung thư. Trường hợp có dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh còn được tư vấn điều trị với chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore như TS. BS Zee Ying Kiat – nổi tiếng trong điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Với phác đồ điều trị chuẩn 100% Singapore, bác sĩ đã giúp chữa trị thành công nhiều ca mắc ung thư đường tiêu hóa ở Việt Nam.