Biểu hiện viêm loét dạ dày. Khi nào cần điều trị bệnh?

Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến, được bắt gặp ở mọi đối tượng, độ tuổi và ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, biểu hiện viêm loét dạ dày thường không rõ ràng nên nhiều người bệnh có thể chủ quan mà bỏ lỡ thời điểm “vàng” điều trị.

Bạn đang đọc: Biểu hiện viêm loét dạ dày. Khi nào cần điều trị bệnh?

1. Bệnh viêm loét dạ dày

1.1. Viêm loét dạ dày là gì?

Bệnh viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị bào mòn làm lộ ra các lớp bên dưới. Lúc này, thành niêm mạc dễ bị tổn thương gây viêm sưng và hình thành nên các ổ loét.

Các ổ viêm loét dạ dày nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ ngày một nghiêm trọng, gây ra các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn/nôn,.. cùng nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy tới với người bệnh.

Biểu hiện viêm loét dạ dày. Khi nào cần điều trị bệnh?

Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu.

1.2. Các giai đoạn của bệnh

Bệnh viêm loét dạ dày phát triển từ giai đoạn viêm cấp tính đến viêm mạn tính. Cụ thể:

– Viêm dạ dày cấp

Đây là thời điểm đầu của bệnh khi lớp niêm mạc dạ dày mới xuất hiện những tổn thương nông ngay trên bề mặt ở mức độ nhẹ, ít nguy hiểm. Các vết loét có thể tự lành nếu được xử lý đúng cách kịp thời. Ngược lại, trong trường hợp mặc kệ bệnh, các tổn thương sẽ thêm nặng và ăn sâu dẫn tới giai đoạn mạn tính.

– Viêm dạ dày mạn

Viêm dạ dày mạn xảy ra khi những tổn thương lan dần, ăn sâu hoặc khu trú ở một vùng của niêm mạc dạ dày. Lâu dần, nếu bệnh không được điều trị tốt có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc và phá hủy dạ dày cùng nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, thủng, ung thư dạ dày,…

1.3. Nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh

Viêm loét dạ dày gây ra bởi 2 nguyên nhân chính như sau:

– Nhiễm vi khuẩn HP: Đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến hơn cả với 90% ca bệnh (viêm loét dạ dày HP). Không phải trường hợp HP dương tính nào cũng có hại, tuy nhiên theo thời gian, vi khuẩn HP hoạt động sẽ tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng tới lớp niêm mạc dạ dày và dẫn tới bệnh viêm loét.

– Sử dụng nhóm các thuốc giảm đau và kháng viêm liên tục: Các loại thuốc này chứa thành phần dễ gây hại cho niêm mạc dạ dày. Khi sử dụng nhiều liên tục sẽ dẫn tới hình thành viêm loét dạ dày và thường gặp ở đối tượng người lớn tuổi, người sử dụng các thuốc điều trị xương khớp.

Bên cạnh 2 nguyên nhân chính kể trên thì chúng ta cần lưu ý về các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày bao gồm:

– Ăn uống thất thường

– Người thường xuyên mệt mỏi, bị căng thẳng, stress kéo dài

– Mất ngủ, ngủ không được đủ giấc, người thường xuyên thức quá khuya

– Người hút thuốc lá

– Người uống nhiều rượu bia

Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn HP có thật sự nguy hiểm không?

Biểu hiện viêm loét dạ dày. Khi nào cần điều trị bệnh?

Rượu bia là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày.

2. Biểu hiện viêm loét dạ dày

2.2. Biểu hiện viêm loét dạ dày cấp tính

Viêm loét dạ dày cấp tính thường khởi phát đột ngột với biểu hiện ban đầu khá rõ ràng như:

– Điển hình nhất là cơn đau dữ dội vùng thượng vị

– Cảm giác chán ăn, ăn không ngon nên không muốn ăn

– Đầy bụng, khó tiêu

– Ợ hơi, ợ chua

– Buồn nôn hoặc nôn ở ngay sau mỗi bữa ăn

– Đôi khi còn có thể xuất hiện dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa.

Thông thường các triệu chứng này sẽ rầm rộ trong khoảng 3-4 ngày đầu, rồi giảm dần ngay trong 1-2 tuần tiếp theo và đa phần sẽ khỏi hoàn toàn trong 1 tháng nếu kịp thời xử lý đúng cách. Nhưng hầu hết người bệnh thường chủ quan, khiến bệnh phát triển tới giai đoạn nặng hơn.

2.3. Biểu hiện viêm loét dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn mang tính chất tiến triển âm thầm nên hầu như không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng nào để nhận biết chính xác.

Bệnh nhân có thể gặp phải những vấn đề về rối loạn tiêu hoá nhưng không quá thường xuyên. Các triệu chứng này xảy ra sớm sau khi ăn, nhất là sau bữa ăn trưa với các dấu hiệu như: nặng bụng, ợ hơi, ợ chua có thể kèm theo cảm giác buồn nôn/nôn,.. Điển hình hơn là triệu chứng chán ăn, táo bón hoặc tiêu chảy thất thường, nóng rát vùng thượng vị, đi ngoài ra phân đen (cảnh báo về nguy cơ biến chứng xuất huyết tiêu hóa),..

Người bệnh viêm loét dạ dày mạn tính cần chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định điều trị đúng cách, ngăn ngừa khả năng hình thành biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện viêm loét dạ dày. Khi nào cần điều trị bệnh?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đau dạ dày và cách xử trí

Đau bụng vùng thượng vị là dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh viêm loét dạ dày.

3. Khi nào cần điều trị bệnh?

Như đã nói ở trên, viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính nếu được phát hiện và xử lý tốt có thể dứt điểm hoàn toàn bệnh nhanh chóng. Chính vì vậy, đây cũng là thời điểm “vàng” trong điều trị viêm loét dạ dày.

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể được điều trị tốt bằng thuốc do bác sĩ chuyên khoa chỉ định kết hợp thực hiện chế độ ăn khoa học và điều chỉnh thói quen sinh hoạt điều độ. Cụ thể:

Điều trị nội khoa bằng thuốc:

Dựa theo tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ thuốc điều trị tương ứng. Các loại thuốc thường có trong chỉ định của bác sĩ như:

– Thuốc kháng sinh chuyên biệt nhằm tiêu diệt khuẩn HP

– Thuốc kháng axit

– Thuốc tăng cường thành niêm mạc

Thực hiện ăn uống và sinh hoạt điều độ đúng khoa học:

– Ăn đúng bữa, đúng giờ.

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng an toàn, lành mạnh cho dạ dày. Đặc biệt cần bổ sung đủ lượng rau xanh trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

– Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày và phù hợp với thể trạng.

– Nghỉ ngơi điều độ, thư giãn tinh thần để tránh tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, stress kéo dài.

– Không thức quá khuya.

– Ngủ đủ giấc.

– Ăn uống hợp vệ sinh.

4. Lưu ý cho người bệnh

Viêm loét dạ dày sẽ không gây ra nhiều nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Nhận biết đúng biểu hiện viêm loét dạ dày để không bỏ lỡ thời điểm điều trị bệnh tốt nhất. Trên hết, mỗi người nên chủ động phòng bệnh hiệu quả bằng cách thực hiện chế độ ăn khoa học, điều chỉnh lối sống điều độ và thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ đều đặn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *