Tình trạng viêm xảy ra ở các tổ chức quanh chóp của răng sau khi chết tủy được gọi là viêm quanh cuống răng. Nhận biết sớm các biểu hiện viêm quanh cuống răng sẽ giúp bác sĩ có thể đưa ra các phương hướng xử lý kịp thời, ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Bạn đang đọc: Biểu hiện viêm quanh cuống răng cần biết
1. Thế nào là bệnh viêm quanh cuống răng?
Viêm quanh cuống răng là tình trạng tổn thương các thành phần mô quanh cuống. Bệnh khiến mọi người cảm thấy đau nhức răng, sưng tấy lợi, thậm chí có thể chảy máu chân răng và mất răng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng bị viêm quanh cuống theo các chuyên gia nha khoa như sau:
– Do nhiễm khuẩn từ quá trình vu khuẩn giải phóng hàng loạt chất độc vào mô quanh cuống.
– Do sang chấn cấp tính hoặc mãn tính làm tổn thương mạch máu và mô quanh cuống răng.
– Do các chất hàn thừa, chụp quá cao gây tổn thương tới các cuống răng.
– Một số sai sót trong quá trình điều trị tủy khiến chất bất không may rơi vào vùng tủy răng.
Viêm quanh cuống răng là tình trạng tổn thương các thành phần mô quanh cuống
Viêm quanh cuống răng diễn tiến khá phức tạp và có thể nặng thêm nếu như gặp phải các điều kiện lý tưởng như:
– Vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng.
– Sức đề kháng giảm sút do các bệnh lý khác hoặc cơ thể đang trong thời kỳ nhạy cảm như mang bầu.
– Sử dụng các loại thuốc hoặc tự ý điều trị tại nhà theo các hướng dẫn trên mạng…
Những răng bị tổn thương ở vùng cuống và chân răng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm: Áp xe cuống răng, viêm xương tủy, gây bệnh về tim mạch, thận, khớp, thần kinh…
2. Nhận biết biểu hiện viêm quanh cuống răng
2.1. Dấu hiệu viêm quanh cuống răng cấp tính
Khi bị viêm quanh cuống răng cấp tính, người bệnh thường có các biểu hiện như sau:
– Sốt cao trên 38 độ C, người mệt mỏi kèm khô môi, lưỡi bẩn, xuất hiện hạch ở cổ.
– Đau nhức răng từng cơn hoặc đau liên tục kéo dài. Cơn đau có thể lan lên nửa đầu và nghiêm trọng hơn khi nhai, nói chuyện.
– Cảm giác vướng víu, chồi răng làm ảnh hưởng tới khả năng ăn uống.
– Tụt lợi, nướu sưng nề, đỏ tấy và có thể chảy máu bất thường.
– Vùng da thường sưng đau, ấn vào thấy có hạch.
– Răng có thể ngả màu vàng, biểu hiện của tình trạng tủy bị tổn thương nghiêm trọng.
– Lợi không bám chắc chân răng khiến răng có thể lung lay…
Biểu hiện viêm quanh cuống răng cấp tính là sốt cao trên 38 độ, sưng nề nướu, đau nhức, chảy máu chân răng…
2.2. Dấu hiệu viêm quanh cuống bán cấp tính
Khi bị viêm quanh cuống răng bán cấp tính, người bệnh thường gặp phải tình trạng:
– Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc không sốt.
– Cơn đau âm ỉ kéo dài ở vùng răng bị tổn thương.
– Cảm giác chồi và vướng víu ở vị trí răng bị bệnh khiến mọi người khó có thể ăn uống.
– Khi ăn nhai hoặc nói chuyện, cười thì tình trạng đau diễn ra nặng hơn.
– Vùng da sưng nề nhẹ, xuất hiện hạch nhỏ hoặc đôi khi không sờ thấy hạch.
– Tụt lợi, lợi không còn bám chắc khiến chân răng lộ ra và dễ lung lay.
– Nướu sưng đỏ, ấn vào thấy đau, lỏng lẻo và có thể chảy máu…
2.3. Dấu hiệu viêm quanh cuống mạn tính
Những dấu hiệu sau đây giúp bạn có thể phát hiện tình trạng viêm quanh cuống đã ở giai đoạn mãn tính:
– Không có biểu hiện sốt, người mệt mỏi.
– Răng đổi sang màu xám đục ở ngà răng ánh qua lớp men răng.
– Nướu sưng nề nhẹ, có lỗ rõ hoặc sẹo rỗ vùng cuống răng.
– Ấn vào thấy đau nhẹ ở vùng cuống răng, chân răng.
– Tiêu xương ổ răng khiến răng lung lay nhiều.
– Áp xe quanh cuống, xuất hiện các ổ mủ và dịch bất thường ở chân răng…
Tìm hiểu thêm: Sau sinh mẹ bầu nên ăn gì để có nhiều sữa mà không tăng cân?
Viêm quanh cuống răng mãn tính không gây sốt nhưng có thể khiến răng ngả màu, đau nhức chân răng…
Các biểu hiện ở những giai đoạn bệnh kể trên có thể tương đối giống nhau và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Điều này dẫn tới tình trạng khi tới nha khoa, đa phần người bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng, phải xử lý với các thủ thuật phức tạp và tốn kém.
3. Nguyên tắc điều trị viêm quanh cuống răng
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm quanh cuống răng thường được bác sĩ áp dụng chính là xử trí tình trạng viêm bằng các thủ thuật dẫn lưu mủ, hàn ống tủy… kết hợp với việc sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh, giảm đau…
Đối với các trường hợp bệnh lý đã ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cắt cuống răng hoặc nhổ bỏ hoàn toàn răng bị bệnh. Sau khi nhổ răng, để đảm bảo an toàn và không gây tiêu xương hàm, người bệnh cần trồng răng bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
Các phương pháp được thực hiện phải dựa trên tình trạng viêm nhiễm và thể trạng của mỗi người. Do vậy, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-Quang để đưa ra kế hoạch điều trị chi tiết nhất đối với mỗi người. Người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên môn cao tư vấn điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
>>>>>Xem thêm: Bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không?
Nguyên tắc điều trị viêm cuống răng được xây dựng dựa trên tình trạng viêm nhiễm và thể trạng của mỗi người
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích trong việc tìm hiểu các biểu hiện viêm quanh cuống răng cần biết. Bạn có nhu cầu điều trị các bệnh lý về răng miệng đừng quên liên hệ trực tiếp tới các cơ sở nha khoa để được điều trị kịp thời với phác đồ an toàn, khoa học bởi bác sĩ nha khoa chuyên môn cao nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.