Tay chân miệng là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh được chia thành 4 cấp độ, tay chân miệng độ 1, tay chân miệng cấp độ 2, tay chân miệng cấp độ 3 và tay chân miệng cấp độ 4. Mỗi cấp độ sẽ có triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Trong trường hợp bé bị tay chân miệng cấp độ 1 mẹ cần làm ngay những điều này để bé nhanh khỏi và không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ như: viêm màng não, viêm não, tổn thương cơ tim,…
Bạn đang đọc: Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị tay chân miệng độ 1
1. Nhận biết triệu chứng tay chân miệng độ 1
Để có phương hướng điều trị tốt nhất cho bệnh tình của trẻ, trước tiên mẹ cần kiểm tra xem biểu hiện bệnh tay chân miệng của con là như thế nào? Nếu con bị tay chân miệng cấp độ 1, biểu hiện thường thấy nhất sẽ là sốt, phát ban và có mụn nước ở vùng miệng, bàn tay, bàn chân.
Biểu hiện bệnh tay chân miệng cấp độ 1 ở trẻ em
Mẹ chú ý quan sát và theo dõi thật kỹ các vết phát ban để không nhầm lẫn với nốt ban thủy đậu.
Các vết ban bệnh thủy đậu thường mọc khởi điểm ở thân (cụ thể là lưng) sau đó lan toàn thân, đầu, mặt và tay chân. Bệnh thủy đậu mọc nhiều giai đoạn với nhiều dạng nốt ban, có thể là nốt ban đỏ, nốt sần, phỏng nước đục, phỏng nước trong, nốt có vảy mọc xen kẽ nhau. Trong khi đó, vết ban tay chân miệng có hình bầu dục và mọc ở những vị trí điển hình như lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông.
Ngoài các dấu hiệu sốt, phát ban, nổi mụn kể trên, bé có thể có các dấu hiệu khác như:
– Người bồn chồn, hay quấy khóc
– Ngủ không ngon giấc, ngủ hay giật mình hoặc cũng có thể ngủ nhiều hơn bình thường
– Đau đầu, cứng cổ, đau nhức cơ bắp
– Hay chảy nước miếng (nguyên nhân do trẻ bị đau họng không nuốt được nước miếng)
2. Đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa
Cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất trong 4 cấp độ của bệnh tay chân miệng, bệnh này không gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ, bố mẹ có thể chăm sóc và điều trị cho con tại nhà. Tuy nhiên, ngay sau khi xác định được tình trạng bệnh của con, bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện để thăm khám và nhận hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Tìm hiểu thêm: Viêm tiểu phế quản ở trẻ 6 tháng tuổi: 5 điều cần biết
Điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 cần theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Trong trường hợp sức khỏe trẻ ổn định, bố mẹ chỉ cần đưa trẻ đi tái khám sau mỗi 1 đến 2 ngày, liên tục trong 8 đến 10 ngày đầu của chu kỳ bệnh.
Trường hợp các triệu chứng ngày càng trầm trọng với biểu hiện như quấy khóc, sốt cao trên 39 độ, khó thở, cả người tím tái, các đốm đỏ trên da lan nhanh khắp người, nôn ói, co giật, hôn mê… thì bố mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay tức khắc để được điều trị chuyên sâu.
3. Chăm sóc trẻ em bị bệnh tay chân miệng độ 1
Đa số các trường hợp trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 có thể tự điều trị ngoại trú tại nhà. Khi chăm sóc điều trị bệnh cho trẻ, bố mẹ cần chú ý tuân thủ:
– Cách ly, điều trị cho con tại phòng riêng biệt, không tiếp xúc với trẻ khác để tránh lây bệnh
– Rửa tay thường xuyên cho con và bố mẹ bằng xà phòng dưới vòi nước nhiều lần trong ngày
– Theo dõi sát sao tình trạng bệnh để phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng nặng, không xảy ra biến chứng.
– Không sử dụng kháng sinh khi không xuất hiện bội nhiễm hay không có chỉ định của bác sĩ
– Nạp dưỡng chất đầy đủ, cho trẻ ăn chín, uống chín; ăn các đồ ăn dễ tiêu hóa như cáo, súp,…
– Vệ sinh sạch sẽ vật dụng ăn uống
– Thu gom, xử lý chất thải của trẻ hợp vệ sinh, đúng nơi quy định
4. Thăm khám, điều trị tay chân miệng độ 1 ở đâu?
Mặc dù là bệnh lý trẻ em phổ biến với tốc độ lây lan nhanh, nhưng hiện nay bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc trị.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ tới các phòng khám nhi, bệnh viện nhi, bệnh viện có khoa khi hoặc cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng dẫn điều trị phù hợp kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài phải làm sao để nhanh khỏi?
Bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ để thăm khám và điều trị khi nghi ngờ con mắc tay chân miệng
Khoa nhi – Hệ thống y tế Thu Cúc với đội ngũ y bác sĩ giỏi, kiến thức chuyên sâu từng làm việc tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Xanh – Pôn, Bệnh viện E,…sẽ trực tiếp thăm khám và hướng dẫn điều trị bệnh cho trẻ, giúp trẻ nhanh hồi phục và có con sức khỏe tốt.
Thời gian mở cửa của bệnh viện kéo dài đến 20h00 tối tất cả các ngày trong tuần, kể cả những ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết, tạo điều kiện thuận lợi cho bố mẹ trong việc chủ động đưa con đi tái khám mà không ảnh hưởng đến thời gian làm việc hành chính.
Bố mẹ hãy đưa bé tới Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được khám, điều trị, tránh bệnh tăng nặng và gây ra những biến chứng không mong muốn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.