Có khoảng 20% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu máu thiếu sắt. Ba mẹ vì lo lắng, nên thường tự ý bổ sung sắt cho trẻ bằng thuốc, cứ nghĩ như vậy con sẽ không sao. Nhưng việc lạm dụng bổ sung sắt cho trẻ bằng thuốc có thể gây ra những tác hại và hậu quả xấu đến sức khỏe của. Vì vậy việc bổ sung sắt cho trẻ bằng thuốc, phụ huynh chỉ nên dành quyền chỉ định cho bác sĩ. Việc cần làm là ba mẹ hãy nhận biết sớm các biểu hiện của trẻ khi bị thiếu sắt, nguyên nhân gây thiếu sắt và xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống giúp bổ sung sắt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho ba mẹ.
Bạn đang đọc: Bổ sung sắt cho trẻ bằng thuốc coi chừng “rước họa” cho con
Các biểu hiện của trẻ khi bị thiếu sắt
Khi trẻ bị thiếu sắt cần bổ sung sắt cho trẻ, việc bổ sung có thể thông qua chế độ ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt hoặc bổ sung sắt cho trẻ bằng thuốc uống. Tuy nhiên việc bổ sung sắt cho trẻ bằng thuốc uống cũng như “con dao hai lưỡi” nếu ba mẹ không có kiến thức đầy đủ về hàm lượng nhu cầu sắt cần thiết trong cơ thể trẻ mà bổ sung “lạm dụng” khiến dư thừa lượng sắt, điều này sẽ rất nguy hiểm, coi chừng lại “rước họa” cho con.
Ba mẹ vì lo lắng, nên thường tự ý bổ sung sắt cho trẻ bằng thuốc, cứ nghĩ như vậy con sẽ không sao, nhưng thực ra có thể gây nguy hiểm cho trẻ. (ảnh minh họa)
Các biểu hiện của trẻ nếu bị thiếu sắt nhẹ hay thiếu một hàm lượng nhỏ sắt thường sẽ không có biểu hiện gì đặc trưng, vì vậy cũng rất khó cho mẹ trong việc nhận biết. Đến khi tình trạng thiếu sắt kéo dài, ở mức độ nặng hơn, thì trẻ thường có những biểu hiện dễ nhận thấy như:
- Mệt mỏi
- Kém ăn
- Da xanh
- Niêm mạch nhợt nhạt
- Móng tay, móng chân yếu và dễ gãy
Trong trường hợp trẻ bị thiếu hụt hàm lượng sắt lớn có thể kèm theo các biểu hiện như: tóc khô; trẻ dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp; các bà mẹ mang thai nếu thiếu sắt với hàm lượng cao, con có thể bị sinh non, cân nặng thấp.
Nguyên nhân gây thiếu sắt ở trẻ
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa lạnh
Trẻ bị thiếu sắt có thể do chế độ ăn hàng ngày thiếu hàm lượng sắt. (ảnh minh họa)
Thiếu sắt là nguyên nhân chính và chủ yếu dẫn đến bệnh thiếu máu hay còn gọi là thiếu máu thiếu sắt. Hiện nay có đến gần 90% số ca thiếu máu ở cả người lớn và trẻ em nguyên nhân chính là do thiếu sắt. Nguyên nhân này có thể do một số tác nhân sau đây gây ra:
- Trẻ bị thiếu sắt do trong quá trình mang thai mẹ bị thiếu máu thiếu sắt.
- Hệ tiêu hóa của trẻ kém, hay bị nhiễm khuẩn dẫn tới kém hấp thu sắt trong cơ thể.
- Trẻ ăn uống không đẩy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu hàm lượng sắt.
Ngoài ra còn một nguyên nhân là trẻ mắc các bệnh di truyền về máu như bệnh tan máu bẩm sinh – Thalassemia. Đây là một bệnh di truyền không tổng hợp được chuối globin trong hầu cầu, do đó khiến hàm lượng sắt trong cơ thể trẻ bị phá hủy và không sử dụng được.
Bổ sung sắt cho trẻ bằng thuốc uống có thể gây nguy hiểm gì?
Phần lớn trẻ em khi bị thiếu máu thiếu sắt nhẹ, các bác sĩ Nhi khoa thường tư vấn bổ sung sắt cho bé qua chế độ ăn uống với thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao. Đây là cách bổ sung sắt an toàn cho trẻ mà ba mẹ nào cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị thiếu sắt nhiều, trẻ cần được bổ sung sắt qua thuốc uống kết hợp với chế độ ăn uống.
Vì vậy có nhiều ba mẹ vì nóng vội mà muốn bổ sung sắt “nhanh” cho con mình thông qua thuốc uống. Nhưng việc bổ sung sắt qua thuốc cho trẻ nếu bé không được thăm khám cẩn thận, có thể sẽ gây hại cho trẻ, nếu trẻ bị nhiễm khuẩn bổ sung thừa sắt có thể làm nhiễm trùng trở nên nặng hơn. Việc lạm dụng thuốc sắt dễ gây dư thừa sắt – kim loại nặng trong cơ thể trẻ, điều này gây ngộ độc cho mô tế bào.
Phải bổ sung sắt cho trẻ như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi
Bổ sung sắt cho trẻ bằng thuốc chỉ nên áp dụng khi trẻ được thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. (ảnh minh họa)
Nếu trường hợp trẻ bị thiếu sắt nặng cần bổ sung sắt bằng thuốc uống, thì ba mẹ nên cho con đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, để trẻ được bác sĩ chỉ định sử dụng hàm lượng thuốc bổ sung sắt phù hợp với độ tuổi và cân nặng của con. Tuyệt đối ba mẹ không được tự ý bổ sung sắt bằng thuốc cho trẻ tại nhà.
Bên cạnh việc thăm khám và bổ sung sắt bằng thuốc, ba mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn giàu chất sắt : tim, gan, bầu dục, các loại rau xanh như rau họ cải và bổ sung cho con ăn các loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.