Người bệnh rối loạn tiền đình ngoài việc thăm khám và điều trị với bác sĩ, cần lưu ý về chế độ ăn uống hàng ngày. Hãy “bỏ túi” những kiến thức bổ ích về dinh dưỡng và tham khảo các loại thức ăn trị rối loạn tiền đình tốt theo lời khuyên của các bác sĩ sau đây.
Bạn đang đọc: “Bỏ túi” 4 loại thức ăn trị rối loạn tiền đình
1. Lời khuyên về dinh dưỡng cho người bị rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây tình trạng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… làm cản trở chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Tiền đình là hệ thống thần kinh có nhiệm vụ duy trì sự cân bằng cho cơ thể khi di chuyển. Vì vậy khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh rất khó điều khiển cơ thể mình ở vị trí cân bằn. Đi đứng loạng choạng là một biểu hiện thường thấy của người bị rối loạn tiền đình.
1.1. Các nhóm thức ăn trị rối loạn tiền đình hiệu quả
Người bị rối loạn tiền đình cần lưu ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin sau để hỗ trợ hệ thống tiền đình:
Vitamin B6
Vitamin B6, hay còn gọi là Pyridoxin, là một loại có trong vitamin B-phức tạp, đóng vai trò cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ, giúp duy trì chức năng trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, nếu thiếu vitamin B6, bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu, lo âu, mất ngủ.
Vitamin B6 thường có trong các loại thực phẩm sau:
– Thịt gà bỏ da, cá…
– Các loại trái cây như: táo, chuối, cam, bơ, đu đủ…
– Các loại rau xanh: cà chua, rau bina, bông cải xanh, măng tây…
– Các loại hạt: ngũ cốc, óc chó, hạnh nhân…
Vitamin C
Vitamin C, có tên gọi khác là axit ascorbic, có tác dụng trong liên kết mô và xương, cơ bắp và các mạch máu, góp phần vào quá trình sản xuất hồng cầu và hấp thụ chất sắt. Do đó mà vitamin C rất tốt cho việc giảm tải căng thẳng, lo âu và cải thiện tình trạng lão hóa da.
Hấp thụ Vitamin C bằng cách ăn nhiều trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi, dứa, súp lơ xanh, dâu tây, cà chua, ớt đỏ… Đối với người say xe, một biểu hiện của rối loạn tiền đình, mùi cam (quýt, chanh…) sẽ giúp hệ thần kinh được an thần, chống co thắt dạ dày gây ra tình trạng buồn nôn.
Vitamin D
Vitamin D đóng vai trò trong việc duy trì độ dẻo dai và khỏe mạnh của xương, hỗ trợ điều chỉnh các khoáng chất canxi và phốt pho trong cơ thể. Vitamin D cũng là thành phần không thể thiếu trong phòng ngừa bệnh xơ cứng tai – một triệu chứng phổ biến của rối loạn tiền đình. Vì vậy, bổ sung vitamin D giúp thúc đẩy quá trình điều trị khỏi bệnh.
Khác với các loại vitamin khác, vitamin D không có nhiều trong thực phẩm. Bạn có thể nạp vitamin D bằng cách ăn cá (cá hồi, cá thu, cá mòi), các loại ngũ cốc và uống sữa. Ngoài ra, việc hấp thụ vitamin D còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phơi nắng. Bởi cơ thể tạo ra vitamin D khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên da và chuyển hóa các chất trong da thành dạng hoạt động của vitamin.
Tìm hiểu thêm: Nguy hiểm khó lường từ chứng đau nửa đầu ở nam giới
Folate
Folate được biết đến dưới nhiều dạng của vitamin B9, nhóm vitamin B quan trọng cho quá trình trao đổi chất của tế bào trong cơ thể, hỗ trợ tham gia vào sự hình thành và phát triển các tế bào hồng cầu, giảm tình trạng mất trí nhớ và các bệnh thuộc hệ thần kinh khác.
Axit folic là dạng tổng hợp của Folate và có chức năng tương tự nhau. Tuy nhiên, Folate là chất được tìm thấy trong các thực phẩm tự nhiên như gan bò, rau bina, đậu trắng, ngũ cốc, măng tây… Trong khi đó, axit folic thường được thêm vào các loại bánh, bánh mì, mì ống…
1.2. Một số lưu ý khi sử dụng thức ăn trị rối loạn tiền đình
Mặc dù việc bổ sung các loại thực phẩm tự nhiên và các khoáng chất vitamin tốt cho cơ thể, sử dụng quá hàm lượng cho phép cũng gây nên những hệ lụy không ngờ.
– Đối với Vitamin B6: Việc bổ sung quá 100mg vitamin B6 mỗi ngày có thể gây tổn hại hệ thần kinh, tê tay chân, thậm chí là mất cảm giác.
– Đối với Vitamin C: Thừa vitamin C có thể gây ra viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, tăng tạo sỏi thận…
– Đối với Vitamin D: Khi sử dụng quá liều vitamin D sẽ dẫn đến nhiễm độc, gọi là cường vitamin D. Điều này gây nên các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, đau nhức xương khớp, mạch máu bị vôi hóa…
– Đối với Folate: Do đặc tính dễ hòa tan trong nước mà rất hiếm có trường hợp cơ thể dư thừa folate và cũng không gây ra bất cứ rủi ro hay triệu chứng nào cả.
2. Thực phẩm không nên sử dụng khi bạn bị rối loạn tiền đình
Bên cạnh bổ sung các thực phẩm tốt cho cơ thể để cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình, thì việc tránh ăn các đồ ăn, thức uống có hại dưới đây cũng là một biện pháp hỗ trợ cải thiện chứng rối loạn tiền đình.
2.1 Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn
Người mắc bệnh rối loạn tiền đình nên hạn chế ăn mặn, tránh các thực phẩm nhiều đường và muối như khoai tây chiên, súp, thực phẩm đóng hộp, mì ống, nước sốt, dưa chua, salad trộn…
2.2 Hạn chế chất béo
Việc nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể sẽ gia tăng cholesterol trong máu, ảnh hưởng quá trình điều trị rối loạn tiền đình. Các thực phẩm như sữa bò, mỡ động vật, thịt đỏ, bánh kem, sô-cô-la, bánh rán, mật ong, phô mai, bơ, mayonnaise,… nên hạn chế để không gây tình trạng huyết áp tăng, giảm oxy và chóng mặt.
2.3 Đồ uống chứa cồn
Không nên sử dụng rượu, bia, các đồ uống chứa chất caffein bởi chúng có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, gây ù tai, đau đầu và chóng mặt.
3. Một số biện pháp khác giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình
3.1 Thay đổi lối sống
Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình là:
– Không gian ngủ phải thoáng mát, tránh để đèn quá chói, hạn chế ồn ào ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
– Không nên thức khuya, ngủ đủ giấc
– Khi nằm ngủ, không nên để kê gối quá cao, nằm đầu thấp là lý tưởng nhất
– Thường xuyên noa nắn vùng thái dương và mát xa mặt
– Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và độ dẻo dai cho xương khớp, lưu thông khí huyết.
– Hạn chế lo lắng, căng thẳng, stress vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra rối loạn nội sinh, khiến tình trạng rối loạn tiền đình càng trầm trọng hơn.
>>>>>Xem thêm: Bệnh đau đầu ở nam giới do những nguyên nhân nào?
3.2 Thăm khám và điều trị với các bác sĩ chuyên khoa
Lưu ý rằng, tất cả các biện pháp dinh dưỡng hay thay đổi lối sống đều chỉ có tác dụng hỗ trợ. Người bệnh rối loạn tiền đình cần thăm khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Điều trị rối loạn tiền đình trước tiên và chủ yếu là điều trị nội khoa, thay đổi lối sống, xấy dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ các chỉ định đơn thuốc và thời gian trong quá trình điều trị. Không nên tự ý điều trị hoặc bỏ điều trị giữa chừng.
Nếu như thực hiện tất cả những điều trên mà tình trạng rối loạn tiền đình không cải thiện thì bác sĩ sẽ cân nhắc biện pháp can thiệp khác để đảm bảo sức khỏe và chức năng tiền đình cho người bệnh.
Hy vọng qua bài viết trên, quý vị đã hiểu hơn về bệnh lý rối loạn tiền đình và các loại thức ăn trị rối loạn tiền đình cũng như những lưu ý khi sử dụng chúng. Để biết chính xác nguyên nhân, chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hiệu quả, bạn hãy đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để được thăm khám và điều trị tốt nhất.