Chữa đau răng sâu được nhiều người quan tâm vì đây là tình trạng nhiều người mắc phải, có tỷ lệ khoảng 60-70% những bệnh lý liên quan đến răng miệng. Với sự tấn công của vi khuẩn cấu trúc răng bị phá hủy và hình thành lỗ hổng. Nếu như không được điều trị kịp thời, các răng bị sâu sẽ gây đau nhức. Một vài trường hợp nặng sẽ dẫn đến nhiễm trùng và bị mất răng. Do đó bài viết này sẽ cung cấp những mẹo hữu ích trong việc khắc phục đau răng sâu hiệu quả.
Bạn đang đọc: “Bỏ túi” 6 mẹo chữa đau răng sâu hiệu quả tức thì
1. Hậu quả nếu không chữa sâu răng triệt để
Sâu răng không thể tự khỏi, có xu hướng phát triển, gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị tận gốc. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức răng liên tục, vô cùng khó chịu, có thể ảnh hưởng đến thần kinh nếu đau quá lâu.
Nếu không điều trị sâu răng triệt để, nguy cơ mất răng sẽ rất cao
Việc không điều trị sâu răng cũng có thể khiến người bệnh phải đối mặt với các vấn đề khác liên quan đến răng miệng. Một trong những vấn đề tiêu biểu đó là áp xe răng, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng. Cùng với đó, nguy cơ mất răng sẽ ngày càng cao.
Ngoài ra, sâu răng không được điều trị sớm có thể khiến bệnh nhân tốn rất nhiều chi phí để chữa trị khi vấn đề đã trở nên trầm trọng. Nếu phát hiện và điều trị sớm, chỉ cần thực hiện phương pháp đơn giản mà không cần phải can thiệp các kỹ thuật phức tạp như lấy tủy răng, nhổ răng vĩnh viễn.
2. Các mẹo chữa đau răng do sâu hiệu quả tại nhà
2.1 Chữa đau răng sâu bằng muối
Lợi ích được nhắc đến nhiều nhất của muối là giúp giảm đau, ê buốt răng hiệu quả. Dung dịch nước muối sinh lý là sự lựa chọn tốt nhất cho những người bị sâu răng, cần “tiệt trùng” khoang miệng của mình. Nước muối có khả năng hạn chế những cơn đau răng tiến triển tệ hơn bằng cách làm giảm sưng đồng thời tăng cường khả năng chữa lành cho cơ thể.
Các chuyên gia khuyên rằng chỉ cần pha 2-3 muỗng cà phê muối với nước ấm và ngậm trong miệng khoảng 15 phút. Dùng nước muối súc miệng sẽ rất hữu ích điều trị đau răng sâu.
Tìm hiểu thêm: Dụng cụ lấy cao răng tại nhà – Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Nước muối là dung dịch chữa đau răng hiệu quả
2.2 Dùng tỏi và gừng để trị đau răng
Gừng và tỏi đều là những gia vị quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình. Chúng có tính kháng viêm và sát trùng cao và là cách trị đau răng sâu hiệu quả. Hoạt chất có trong tỏi và gừng có khả năng giảm đau và ức chế vi khuẩn sâu răng phát triển. Cụ thể hoạt chất allicin trong tỏi có khả năng kháng khuẩn mạnh, xoa dịu cơn đau răng đang “hoành hành” trong khoang miệng.
Cách thực hiện để trị đau răng là giã nát gừng và tỏi với tỉ lệ 1:1, có thể cho thêm một chút muối. Giã xong nên cho ít nước để làm loãng hỗn hợp, tránh bị kích ứng ở nướu. Sau đó, lấy bông thấm nước chấm trực tiếp lên chỗ răng đau. Người bệnh nên kiên trì thực hiện cách chữa sâu răng này tại nhà 2-3 lần/ngày này để thấy được hiệu quả.
2.3 Đinh hương sẽ giúp chữa đau răng hiệu quả
Đinh hương là một loại gia vị nổi tiếng có nguồn gốc từ đảo Maluku ở Indonesia. Hoạt chất Eugenol có nhiều trong đinh hương với tác dụng gây tê tự nhiên, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả, do đó hỗ trợ đáng kể trong việc chống vi khuẩn gây nhiễm trùng răng và nướu.
Cũng vì lý do trên mà khi nhắc đến các phương pháp trị đau răng sâu tại nhà không thể không nhắc đến đinh hương. Bác sĩ nha khoa khuyên rằng những người đau răng nên dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương rồi đặt lên vùng đau răng. Mặt khác, người bệnh còn có thể thử biện pháp là nhai đinh hương khô và giữ tại khu vực đau răng khoảng 30 phút thay vì dùng tinh dầu được chiết sẵn. Việc nghiền nát đinh hương là cách để “tiết ra” phần tinh dầu chứa Eugenol bên trong nó.
2.4 Chữa đau răng bằng lá bạc hà
Giống với đinh hương, lá bạc hà cũng có đặc tính gây tê, làm dịu cơn đau răng nhanh chóng. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà cũng được biết đến là một loại hoạt chất có khả năng kháng khuẩn mạnh. Người đau răng nên dùng lá bạc hà khô ngâm trong nước sôi trong 20 phút. Hành động này giúp tinh dầu có trong lá bạc hà được tiết ra. Sau khi nguội, dùng dung dịch này để súc miệng trị cơn đau nhức.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng một túi trà bạc hà ẩm áp lên trên vùng răng đau. Để trong 10-15 phút để xoa dịu cảm giác đau đớn. Nếu không có trà bạc hà, hãy tìm mua tinh dầu bạc hà. Ta thấm tinh dầu lên một miếng bông gòn đã được tiệt trùng. Đây cũng được xem là một mẹo để chữa trị đau răng một cách tạm thời.
>>>>>Xem thêm: Thờ ơ với tình trạng xuất tinh ra máu gây nên hệ lụy
Lá bạc hà cũng có đặc tính gây tê, làm dịu cơn đau răng nhanh chóng
2.5 Dùng oxy già để chữa đau răng
Dung dịch hydro peroxide hay còn gọi là oxy già là một loại nước để súc miệng. Loại nước này có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Theo các chuyên gia nha khoa, việc súc miệng bằng oxy già đặc biệt hiệu quả khi bị đau răng. Nước súc miệng oxy già cần phải được pha chế theo đúng tỷ lệ 1:1 với nước. Điều này là để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Người đau răng hãy súc miệng với dung dịch oxy già trong vòng 30 giây. Sau đó nhổ ra và súc miệng nhiều lần với nước thường.
Khi sử dụng oxy già cần tuyệt đối cẩn thận. Sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu chẳng may người dùng nuốt phải. Chính vì lý do này mà phương pháp trị đau răng này thường không được khuyến khích. Đặc biệt là áp dụng cho trẻ em.
2.6 Dùng đá lạnh chườm vào chỗ đau răng
Cơ chế hoạt động của phương pháp này là sử dụng nhiệt độ thấp làm hạn chế lưu lượng máu. Khi đó, cơn đau sẽ giảm thiểu một phần và tình trạng sưng và viêm đỡ hơn.
Các bước thực hiện gồm:
– Đặt một ít đá viên vào lòng bàn tay, cùng bên với vị trí đau răng. Ví dụ như khi bị đau răng bên trái, thì hãy dùng tay trái để giữ đá.
– Chà xát viên đá ở giữa ngón cái và ngón trỏ. Thực hiện trong vòng 7 phút hoặc đến khi cảm thấy tê ở khu vực này.
Theo một số nhà nghiên cứu khoa học, phương pháp dựa vào khả năng chặn tín hiệu đau tạm thời di chuyển đến não do nhiệt độ thấp từ đá.
Trên đây là những mẹo chữa đau răng sâu hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên những phương pháp trên có thể không mang lại hiệu quả tuyệt đối. Vì vậy nếu như áp dụng trong 5 -7 ngày triệu chứng đau không thuyên giảm cần phải đến bác sĩ nha khoa để tìm hiểu nguyên nhân và có phương án điều trị thích hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.