Bỏ túi cách điều trị sâu răng tại nhà hiệu quả

Sâu răng là tình trạng nhiều người gặp phải, gây nên rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Sự tấn công của vi khuẩn làm phá huỷ cấu trúc răng, hình thành lỗ hổng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những cách điều trị sâu răng tại nhà hiệu quả, đừng bỏ lỡ nhé!

Bạn đang đọc: Bỏ túi cách điều trị sâu răng tại nhà hiệu quả

1. Mức độ nguy hiểm của răng sâu

Các bác sĩ Chuyên khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết, bệnh sâu răng không thể tự khỏi và có xu hướng diễn tiến nặng, gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm nếu không được điều trị tận gốc:

– Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Cấu trúc răng bị phá huỷ gây nên tình trạng đau nhức, khó chịu. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới việc mất răng, viêm tuỷ, tác động lên dây thần kinh khiến máu không được cung cấp đủ cho răng làm răng bị hoại tử, chết tuỷ. Các ổ viêm không được xử lý kịp thời có thể sẽ gây nên tình trạng áp xe răng, ảnh hưởng tới việc ăn uống và làm giảm sức khỏe của hệ tiêu hoá.

– Làm mất thẩm mỹ răng miệng: Khi các chấm, hốc đen sâu răng càng lớn thì sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của hàm răng, khiến mọi người cảm thấy tự ti khi cười, khi giao tiếp.

– Những cơn đau nhức kéo dài kéo theo những hệ luỵ về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người bệnh. Mọi người thường có xu hướng ăn không ngon, người mệt mỏi, mất ngủ. Trẻ nhỏ thường chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc khiến sức đề kháng giảm sút đáng kể.

– Khi răng sâu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tình trạng viêm tuỷ, hoại tử. Các vết hoại tử có thể làm hàm mặt bị tổn thương, nhiễm trùng và có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Bỏ túi cách điều trị sâu răng tại nhà hiệu quả

Bệnh sâu răng không thể tự khỏi và có xu hướng diễn tiến nặng, gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm nếu không được điều trị tận gốc

Khi mới khởi phát, người bệnh khó có thể phát hiện ra các ổ sâu răng đang hình thành. Có những ổ sâu hình thành ở vị trí sẽ răng, khó nhận biết bằng mắt thường. Chỉ đến khi răng bị sâu nghiêm trọng gây đau đớn thì mọi người mới ý thức được về tình trạng sức khỏe răng miệng của bản thân.

Đó là lý do vì sao các chuyên gia nha khoa luôn khuyến khích mọi người nên đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ để có thể phát hiện sớm, điều trị kịp thời các bệnh lý ở răng như sâu răng.

2. Bỏ túi cách điều trị sâu răng tại nhà hiệu quả

2.1. Cách điều trị sâu răng tại nhà bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý được biết đến là dung dịch có nhiều lợi ích trong việc chăm sóc sức khỏe của con người. Trong lĩnh vực nha khoa, nước muối sinh lý có thể giúp “tiệt trùng” khoang miệng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây nên tình trạng sâu răng, hôi miệng.

Theo các chuyên gia, bạn nên súc miệng bằng nước muối thường xuyên để giảm tình trạng sưng, đau và sâu răng. Nếu không có nước muối sinh lý 0,9%, bạn cũng có thể pha 2-3 muỗng cà phê muối với nước ấm. Nên pha loãng nước muối và ngậm trong miệng khoảng 10-15 phút để điều trị răng sâu.

Bỏ túi cách điều trị sâu răng tại nhà hiệu quả

Cách điều trị sâu răng tại nhà bằng nước muối sinh lý

2.2. Trị sâu răng bằng tỏi và gừng

Gừng và tỏi đều là những gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt. Theo các bác sĩ nha khoa, gừng, tỏi có tính kháng viêm, sát trùng cao nên mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị sâu răng.  Các hoạt chất có trong tỏi và gừng có khả năng giảm đau và ức chế vi khuẩn sâu răng hình thành và phát triển. Ngoài ra trong các loại gia vị này cũng có những hoạt chất giúp xoa dịu những cơn đau do sâu răng hoành hành trong khoang miệng.

Bạn có thể giã nát gừng và tỏi theo tỷ lệ 1:1, thêm một chút muối và nước để làm loãng hỗn hợp rồi lấy bông thấm nước trực tiếp lên vị trí răng sâu. Nên thực hiện cách này tại nhà từ 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc răng khôn có nhổ được không

Bỏ túi cách điều trị sâu răng tại nhà hiệu quả

Trị sâu răng bằng tỏi và gừng

2.3. Sử dụng đinh hương để điều trị sâu răng

Đinh hương là một loại gia vị nổi tiếng có chứa hoạt chất Eugenol với tác dụng gây tê tự nhiên, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả, do đó chúng thường được sử dụng để hỗ trợ cho việc kháng viêm, chống nhiễm trùng răng và nướu tại nhà.

Để loại bỏ những cơn đau và làm giảm sâu răng, bạn có thể dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương rồi chấm lên vị trí răng sâu. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai đinh hương khô và giữ tại khu vực răng sâu khoảng 30 phút để phần tinh dầu được tiết ra.

2.4. Chữa sâu răng với lá bạc hà

Bạc hà cũng là loại lá có đặc tính gây tê, làm dịu cơn đau và có chứa hoạt chất kháng khuẩn mạnh. Bạn nên dùng lá bạc hà khô, ngâm trong nước sôi từ 20-30 phút để tinh dầu được tiết ra. Sau khi nguội, hãy súc miệng bằng dung dịch này để làm giảm đau và giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng chuyển biến nặng.

Ngoài ra, dùng một túi trà bạc hà ấp áp trực tiếp lên trên vùng răng sâu trong 10-15 phút cũng là một cách hiệu quả để xoa dịu cảm giác đau đớn do sâu răng. Nếu không có trà, hãy tìm mua tinh dầu bạc hà và thấm lên một miếng bông đã tiệt trùng trước khi áp lên răng.

Bỏ túi cách điều trị sâu răng tại nhà hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Bệnh ung thư vòm họng có lây không? – Giải đáp

Chữa sâu răng với lá bạc hà

2.5. Khắc phục tình trạng răng sâu bằng oxy già

Dung dịch hydro peroxide hay còn gọi là oxy già cũng được coi là một loại nước để súc miệng có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Việc súc miệng bằng dung dịch này giúp làm giảm những cơn đau và giảm sâu răng. Bạn nên pha nước súc miệng theo tỷ lệ 1:1 để đạt được hiệu quả nhất. Súc miệng khoảng 30 giây, sau đó súc lại miệng nhiều lần với nước thường.

Trên đây là những cách điều trị sâu răng tại nhà hiệu quả bạn có thể áp dụng để khắc phục tình trạng sâu răng của bình. Tuy nhiên, để có thể loại bỏ triệt để tình trạng sâu răng, bạn cần tới ngay các cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám, điều trị bằng phương pháp y khoa chuyên môn với trang thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *