Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ là một công việc rất khó khăn và vất vả. Bởi không phải ai cũng kiên trì để thực hiện được. Việc này không chỉ đòi hỏi những hiểu biết thông thường mà còn cần người chăm sóc có rất nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Làm thế nào để có thể lắng nghe, thấu hiểu và chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: “Bỏ túi” kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ
1. Những điều cần biết về chứng sa sút trí tuệ
Trước hết, để có thể là người bạn, người đồng hành và là người chăm sóc đặc biệt cho những bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, chúng ta nên tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh này để việc chăm sóc họ dễ dàng hơn. Bởi lẽ nếu không có kế hoạch chăm sóc cụ thể thì không những không giúp ích cho người bệnh mà còn gián tiếp khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
1.1 Sa sút trí tuệ là gì?
Sa sút trí tuệ là một bệnh lý đang ngày càng phổ biến hơn trong thời đại hiện nay. Bệnh xuất hiện khi tình trạng chức năng não bị suy giảm kéo dài gây mất trí nhớ, giảm khả năng giao tiếp, tư duy kém, mất nhận thức…Vậy nên việc phát hiện sớm và chăm sóc những bệnh nhân mắc căn bệnh này luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt, hội chứng này thường gặp nhiều ở nhóm người cao tuổi.
1.2 Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ
Chúng ta luôn nghĩ rằng một người bình thường thì khó có thể bị chứng sa sút trí tuệ. Nhưng thực tế, đã có rất nhiều trường hợp mắc bệnh vì những nguyên nhân ít ai ngờ tới. Đây có thể là kết quả của một quá trình thoái hóa lâu dài, cũng có thể đột ngột xảy ra sau một biến cố nào đó về sức khỏe.
Dưới đây là một số căn nguyên gây bệnh sa sút trí tuệ thường gặp hiện nay:
– Suy giảm chức năng tuần hoàn não khiến dòng máu không thể lưu thông cung cấp đủ máu và oxy, các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho não bộ.
– Tế bào thần kinh bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nên các hoạt động bị cản trở không thể thực hiện.
– Não bộ bị tổn thương do một số tác động như: chấn thương, nhiễm chất độc,…
Tuy nhiên để xác định chính xác được nguyên nhân cũng như biết được người bệnh có đang mắc chứng sa sút trí tuệ hay không thì cần đưa người bệnh tới chuyên khoa nội thần kinh ở cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Sau khi chẩn đoán và kết luận chính xác bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ phù hợp.
2. Những điều nên làm với bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ
2.1. Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ bằng cách cải thiện chất lượng cuộc sống
Đa số người bệnh bị chứng sa sút trí tuệ đều dễ bị kích động do không thể thực hiện được những mong muốn, nhiệm vụ mà bản thân đề ra. Vì thế để người bệnh hạn chế tối đa những suy nghĩ tiêu cực, người chăm sóc cần lưu ý một số điều cần thiết như:
– Giúp bệnh nhân thực hiện những công việc trong kế hoạch vào những khoảng thời gian bệnh nhân tỉnh táo nhất.
– Thường xuyên trò chuyện, hỏi thăm, lắng nghe và chia sẻ để người bệnh luôn có tinh thần thoải mái, vui vẻ.
– Không thúc giục mà thay vào đó hãy dành thời gian cho người bệnh thực hiện một công việc gì đó họ đang mong muốn.
Tìm hiểu thêm: Mất ngủ về đêm nguy hiểm như thế nào?
– Khuyến khích, động viên người bệnh tự thực hiện mọi việc, hạn chế sự giúp đỡ từ bên ngoài.
– Giúp người bệnh kiểm soát giấc ngủ, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, tránh đảo lộn giấc ngủ giữa ngày và đêm.
– Giữ môi trường yên tĩnh, tạo điều kiện để cải thiện giấc ngủ cho người bệnh. Ngoài ra cần hạn chế nói chuyện trong lúc ăn uống để người bệnh tập trung hơn.
2.2. Hạn chế sự lệ thuộc vào mọi người xung quanh
Thông thường những người mắc bệnh này sẽ trở nên lệ thuộc và ỷ lại vào những người xung quanh. Để hạn chế sự phụ thuộc này, người chăm sóc hãy cho bệnh nhân được làm những điều họ muốn, chọn những điều họ thích,…Đặc biệt đừng ép buộc học làm gì hay cấm đoán họ làm những việc họ đang mong muốn.
2.3. Tạo môi trường an toàn, lành mạnh để chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sa sút trí tuệ đã khiến khả năng tư duy của người bệnh hạn chế hơn người bình thường. Vì thế họ thường có những hành động, suy nghĩ dễ khiến họ bị chấn động và gây tổn thương. Để hạn chế tối đa những chấn thương không mong muốn, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp như:
– Làm lưới chắn an toàn quanh những khu vực nguy hiểm. Những đồ vật, dụng cụ sắc nhọn cần để tránh xa khu vực người bệnh để tránh gây tai nạn.
– Kiểm tra nhiệt độ nước trước mỗi lần tắm để người bệnh tránh bị bỏng.
– Luôn có người chăm sóc ở bên để hạn chế những nguy hiểm có thể xảy đến với người bệnh.
– Lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy nếu cần thiết.
2.4. Luôn niềm nở, vui vẻ với người bệnh
Sự vui vẻ lạc quan của bạn chính là những điều tích cực mang lại hiệu quả cao giúp tình trạng bệnh được cải thiện đến khó ngờ. Sự kiên trì, nhẫn nại của bạn sẽ giúp bạn nhanh chóng có thể làm quen với những khó khăn khi chăm sóc người bệnh. Hãy đặt mình vào vị trí của họ, đồng cảm, lắng nghe, luôn giúp họ có cảm giác an toàn và thoải mái nhất.
3. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp giúp người bệnh cải thiện chứng sa sút trí tuệ
Chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh sẽ giúp người bệnh cải thiện và phòng ngừa được căn bệnh sa sút trí tuệ. Cụ thể nên:
– Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả và các loại vitamin khác,…Nên ăn nhiều cá thay vì ăn thịt , ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa như thực phẩm chứa vitamin E, vitamin C,…
>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiền đình não nguy hiểm đến tính mạng không?
– Hạn chế ăn muối để ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Cần bổ sung các chất như folat, vitamin B6, vitamin B12 để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
– Không cho người bệnh sử dụng rượu, bia, thuốc lá vì đó là những loại thức uống sẽ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, làm giảm trí nhớ.
– Người bệnh cần thường xuyên tập thể dục như đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh, chơi cờ vua… để cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, tăng hoạt động của trí óc, tăng khả năng tư duy và các chức năng nhận thức khác.
Có thể thấy rằng, sự đồng cảm và chăm sóc của những người thân là rất quan trọng đối với những người bệnh mắc chứng sa sút trí tuệ. Hãy luôn ở bên động viên, chăm sóc đúng cách để giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống. Những phương pháp chăm sóc trên đây tuy chỉ mang tính chất tham khảo nhưng hi vọng sẽ giúp ích cho bạn. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc phù hợp.