Bộ Y tế cảnh báo số người bệnh lây qua đường hô hấp tăng

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận nhiều thông tin về việc các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp và mắc cúm A(H5/N1), COVID-19 gia tăng tại nhiều quốc gia châu Á. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần nâng cao ý thức chăm sóc bản thân để tránh nguy cơ mắc phải các bệnh lây qua đường hô hấp này.

Bạn đang đọc: Bộ Y tế cảnh báo số người bệnh lây qua đường hô hấp tăng

1. Số lượng người mắc bệnh hô hấp tăng tại nhiều nước

Tại Trung Quốc, ngày 13/11/2023 đã thông báo về việc số ca mắc bệnh về đường hô hấp liên tục tăng, đồng thời ghi nhận chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em tại một số tỉnh miền Bắc Trung Quốc.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã tổ chức họp báo và nhận định nguyên nhân chủ yếu là do hiện đang là mùa đông, thời tiết lạnh và thay đổi thất thường. Kết quả giám sát ghi nhận các tác nhân chủ yếu là:

– Virus cúm

– Rhinovirus

– Mycoplasma pneumoniae

– Virus hợp bào hô hấp

– Adenovirus…

Tại Malaysia, Singapore, số ca mắc COVID-19 tăng từ 50-100% so với tuần trước đó. Nguyên nhân được nhận định do yếu tố như mùa du lịch cuối năm và giảm khả năng miễn dịch ở người dân.

Tại Campuchia, ngày 24/11 vừa qua ghi nhận thêm 1 ca mắc cúm A/H5N1 ở người. Tính cả năm 2023, Campuchia ghi nhận 6 ca mắc ở người với 3 ca tử vong.

Bộ Y tế cảnh báo số người bệnh lây qua đường hô hấp tăng

Số ca mắc các bệnh lây qua đường hô hấp tăng nhanh và diễn biến khá phức tạp

2. Cảnh báo nguy cơ bệnh hô hấp bùng phát tại Việt Nam

Chuyên gia cho biết nước ta đang bước vào giai đoạn mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi liên tục là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Cuối năm cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp lây lan trong cộng đồng. Đặc biệt ở nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm: trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, người mắc các bệnh lý nền.

Lý giải vì sao con người dễ mắc bệnh hô hấp vào thời tiết lạnh, chuyên gia cho biết nguyên nhân gây viêm đường hô hấp phổ biến do vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, giai đoạn giao mùa là khoảng thời gian thời tiết chuyển lạnh, ít ánh sáng mặt trời là điều kiện để virus sinh sôi nảy mở đặc biệt là virus hợp bào hô hấp gây các bệnh về hô hấp.

Bên cạnh đó, độ ẩm không khí thấp trong thời điểm giao mùa làm suy giảm sức đề kháng. Đây là một trong những nguyên nhân làm bệnh hô hấp khởi phát. Sức đề kháng yếu khiến các loại virus, vi khuẩn ẩn nấp ở chất nhầy niêm mạc mũi họng dễ dàng đi vào cơ thể rồi gây bệnh.

Ngoài các bệnh thông thường về hô hấp phổ biến trong mùa đông, những người đã có bệnh hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn, hen phế quản, thời tiết lạnh tạo điều kiện cho bệnh trở nặng thêm.

3. Thông tin về các bệnh lây qua đường hô hấp thường gặp

Bên cạnh các căn bệnh như COVID-19, cúm H5/N1, chúng ta có thể mắc một số bệnh lý sau đây:

3.1. Các bệnh lây qua đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên (thể cấp tính)

Viêm đường hô hấp trên cấp tính thường diễn ra đột ngột, khi trời chuyển lạnh và khi gặp các điều kiện thuận lợi như uống nước lạnh, ăn kem, …

Những triệu chứng thường gặp của viêm đường hô hấp trên cấp tính bao gồm:

– Sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao đi kèm cảm giác rét run)

– Chảy nước mũi

– Hắt hơi

– Đau họng (khi ăn, uống nước, nuốt nước bọt)

Viêm đường hô hấp trên (thể mạn tính)

Viêm đường hô hấp trên không được điều trị sớm, phù hợp làm bệnh kéo dài và tiến triển từ giai đoạn cấp tính sang mạn tính.

Các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như sau:

– Rát họng

– Ho

– Cảm giác vướng cổ họng khi uống, nuốt

– Chảy nước mũi

– Thở bằng miệng, tịt mũi, ngủ ngáy

– Viêm xoang, đau nhức đầu, mệt mỏi

Tìm hiểu thêm: Cẩn trọng với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

Bộ Y tế cảnh báo số người bệnh lây qua đường hô hấp tăng

Ngay khi cơ thể có biểu hiện ho, khó thở, sốt, cần đến chuyên khoa Hô hấp để thăm khám kịp thời

3.2. Các bệnh lây qua đường hô hấp dưới

Bệnh viêm phế quản

Căn bệnh này có một số triệu chứng của bệnh như sau:

– Ho: ho khan hoặc ho có đờm

– Sốt cao hoặc sốt nhẹ

– Tiết đờm màu xanh, trắng hoặc vàng

– Thở khò khè, khó thở

Viêm phổi

Bệnh do virus, vi khuẩn, nấm gây ra và có thể diễn ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Một số triệu chứng của bệnh mà chúng ta không nên bỏ qua như:

– Đau tức ngực, khó thở

– Cơ thể mệt mỏi

– Tăng thân nhiệt

– Nôn

– Tiêu chảy

Đối với trẻ em: khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt, bỏ bú, khó thở, không chịu ăn, … mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám.

Các bệnh lý hô hấp đều cần được điều trị sớm, phù hợp. Chậm trễ trong điều trị khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

4. Bộ Y tế lưu ý các cách phòng chống bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Để phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm cũng như các bệnh lây nhiễm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, cần nâng cao ý thức phòng bệnh và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

– Đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng, tại các địa điểm tập trung đông người.

– Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng, dung dịch sát khuẩn; súc miệng, họng bằng nước súc miệng 1-2 lần/ngày. Bạn không nên đưa tay lên mắt, mũi, miệng và nên che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi.

– Vệ sinh môi trường sống, làm việc, giữ vệ sinh cá nhân, tập luyện thể dục thể thao đều đặn và chú ý giữ ấm cho cơ thể.

– Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong quy trình giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm.

– Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp gồm ho, sốt, khó thở. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và điều trị phù hợp.

Bộ Y tế cảnh báo số người bệnh lây qua đường hô hấp tăng

>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán mãn kinh thế nào cho chính xác?

Rửa tay, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh hô hấp xảy ra

Trong bối cảnh số ca mắc bệnh lây qua đường hô hấp tăng nhanh, mỗi người cần nâng cao ý thức và nhận thức phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *