Bọc răng sứ có đau không và cách hạn chế đau nhức

Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình tiên tiến trong nha khoa. Phương pháp này giúp tái tạo lại cả tính thẩm mỹ và chức năng của răng. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại do bọc răng sứ cần mài răng thật trước nên sẽ gây tình trạng đau nhức, khó chịu. Vậy liệu bọc răng sứ có đau không? Làm sao để hạn chế tình trạng đau nhức này?

Bạn đang đọc: Bọc răng sứ có đau không và cách hạn chế đau nhức

1. Tổng quan về thực hiện phương pháp bọc răng sứ

1.1 Thế nào là thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ nha khoa?

Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa được áp dụng khá phổ biến. Phương pháp này giúp điều trị trong các trường hợp như: răng bị sứt, vỡ, … khiến cho việc thực hiện ăn uống trở nên khó khăn. Hoặc có những trường hợp bệnh nhân bị răng ố vàng, nhiễm kháng sinh không thể khắc phục bằng tẩy trắng thông thường. Từ đó, tính thẩm mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sau khi thực hiện bọc răng sứ, hàm răng sẽ được khắc phục, trả về với nguyên vẹn như ban đầu. Tính thẩm mỹ và cả các chức năng của răng đều sẽ được bảo toàn.

1.2 Những trường hợp cần thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ

Một số trường hợp cụ thể nên thực hiện bọc răng sứ khắc phục như:

– Răng bị chấn thương dẫn tới nứt, mẻ, … khiến người bệnh khó chịu. Từ đó, quá trình ăn uống và tính thẩm mỹ cũng bị ảnh hưởng.

– Bề mặt men răng bị bong tróc, răng nhiễm màu nặng và không thể làm trắng bằng tẩy trắng thông thường.

– Răng bị yếu đi do sâu răng quá nhiều.

– Kết hợp khi thực hiện phục hình nha khoa bằng Implant.

2. Thực hiện bọc răng sứ có gây đau không và nguyên nhân

2.1 Thực hiện bọc răng sứ có đau không?

Bọc răng sứ có đau không và cách hạn chế đau nhức

Thông thường sau khi bọc răng sứ, bệnh nhân sẽ hơi đau nhức 1-2 ngày

Quá trình thực hiện bọc răng sứ thường gồm những bước cơ bản: thăm khám – tiến hành lấy dấu răng, chế tác răng sứ – gây tê, mài răng theo tỷ lệ đã tính toán – lấy dấu hàm, thiết kế răng sứ – lắp mão sứ và kiểm tra lại.

Vậy với quá trình thực hiện trên thì bọc răng sứ có đau không? Câu trả lời là trước khi thực hiện mài men răng, bệnh nhân đã được tiêm thuốc tê. Do đó, ta sẽ không thấy quá khó chịu, đau nhức.

Nhìn chung, toàn bộ quy trình bọc răng sứ sẽ không làm đau nhức quá mức. Còn cụ thể, điều này sẽ phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ cũng như thiết bị máy móc nha khoa. Nếu như bác sĩ có chuyên môn tốt cùng kinh nghiệm, thực hiện đúng kỹ thuật. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ những thiết bị máy móc hiện đại thì quá trình bọc răng sứ sẽ diễn ra nhẹ nhàng, đảm bảo an toàn, hiệu quả hơn.

2.2 Nguyên nhân bị đau kéo dài sau khi bọc răng sứ

Thông thường, sau khi bọc răng sứ, ta sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ từ 1-2 ngày. Sau đó, tình trạng răng miệng có thể trở lại bình thường, không còn khó chịu. Những trường hợp cơn đau nhức kéo dài không thuyên giảm thường do:

2.2.1 Không điều trị triệt để bệnh lý răng miệng

– Bệnh lý răng miệng không được điều trị triệt để trước khi bọc răng sứ dẫn tới bệnh nặng hơn, đau nhức răng. Ví dụ như nếu bệnh nhân chưa được loại bỏ toàn bộ phần tủy nhiễm trùng thì bọc răng sứ xong nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng hơn và dẫn tới đau nhức kéo dài.

2.2.2 Bác sĩ thực hiện chưa đúng kỹ thuật

Tìm hiểu thêm: Tăng sản nội mạc tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng

Bọc răng sứ có đau không và cách hạn chế đau nhức

Bác sĩ mài răng thật quá mức có thể làm răng đau nhức sau khi bọc sứ

Tay nghề của bác sĩ chưa tốt dẫn tới mài răng quá mức. Từ đó, ngà răng bị lộ gây tình trạng đau buốt sau khi chụp răng sứ. Bên cạnh đó, việc bị đau nhức còn có thể do bác sĩ lắp mão răng sứ không chuẩn. Mão răng lệch lạc sẽ khiến cho lực nhai bị dồn vào răng sứ khiến đau nhức, khó chịu.

2.2.3 Vật liệu răng sứ không đảm bảo

Chất lượng của vật liệu răng sứ kém, nguồn gốc không rõ ràng. Khi đó, tính dẫn nhiệt của mão sứ không đảm bảo sẽ khiến răng ê buốt sau khi thực hiện làm răng sứ.

2.2.4 Chế độ ăn uống, chăm sóc không phù hợp

Chế độ ăn uống chưa phù hợp cộng với cách chăm sóc răng miệng không đúng. Đây chính là những yếu tố để tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành nên. Chúng phát triển và tấn công gây đau nhức.

Bọc răng sứ có đau không và cách hạn chế đau nhức

>>>>>Xem thêm: Ung thư vòm họng di căn gan

Lựa chọn nha khoa uy tín giúp đảm bảo an toàn, hiệu quả bọc răng sứ hơn

Thậm chí, nếu như răng sứ bọc sai kỹ thuật, răng sẽ bị xâm lấn quá nhiều. Khe hở từ đó sẽ tạo ra giữa mão răng và cùi răng. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển, tấn công của vi khuẩn. Cũng từ đây, nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể xảy đến như viêm tủy, viêm nha chu, sâu răng, …

3. Cách để hạn chế tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ

Sau khi thực hiện bọc răng sứ nếu có dấu hiệu đau nướu trong 1-2 ngày là hiện tượng bình thường. Ta có thể áp dụng một số cách sau để làm dịu cơn đau:

– Súc miệng với nước muối loãng, ấm: Trong nước muối có thành phần kháng khuẩn tốt. Từ đó, những vi khuẩn gây hại răng sứ sẽ được loại bỏ.

– Chườm đá lạnh: Đây là giải pháp giúp răng tạm thời đỡ bị ê buốt, khó chịu. Tuy nhiên, ta cần lưu ý nên chườm đá gần khu vực răng sứ, không nên chườm lên trực tiếp vị trí gắn răng sứ.

– Sử dụng thuốc giảm đau: Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau để giảm bớt tình trạng đau nhức. Thế nhưng, việc uống thuốc giảm đau cần có sự chỉ định của bác sĩ.

– Sử dụng hàm bảo vệ răng: Tình trạng ê buốt, đau nhức nếu do nghiến răng thì bệnh nhân nên sử dụng hàm bảo vệ. Điều này sẽ giúp hạn chế được sự va chạm các răng với nhau. Cảm giác đau nhức, ê buốt từ đó cũng sẽ được hạn chế.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những biện pháp thuyên giảm đau nhức tạm thời. Nếu sau vài ngày, tình trạng đau nhức vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, ta cần nhanh chóng đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về bọc răng sứ có đau không và cách hạn chế đau nhức. Nhìn chung, để đảm bảo thực hiện bọc răng sứ an toàn, hiệu quả, ta cần lưu ý trong lựa chọn nha khoa. Những nha khoa đảm bảo đội ngủ bác sĩ tay nghề tốt, giàu kinh nghiệm, thiết bị, cơ sở vật chất tốt sẽ là lựa chọn phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *