Bọc răng sứ mà bị đau: Nguyên nhân và cách xử lý

Bọc răng sứ là phương pháp hiệu quả giúp khắc phục hàm răng nhiều khuyết điểm như: răng thưa, sứt mẻ, ố đen… Sau khi bọc răng sứ, một số người gặp tình trạng đau nhức và hơi ê buốt. Vậy bọc răng sứ mà bị đau do đâu và cách xử lý ra sao? Cùng Thu Cúc TCI đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Bọc răng sứ mà bị đau: Nguyên nhân và cách xử lý

1. Nguyên nhân dẫn đến bọc răng sứ mà bị đau?

Để tăng độ bền cho răng sứ, các chuyên gia sẽ tiến hành mài một lớp men răng xung quanh với tỷ lệ chuẩn trước khi đặt mão răng sứ giả lên trên cùi răng thật. Quá trình mài răng được thực hiện cẩn thận để không vượt quá 2mm. Điều này nhằm tránh ảnh hưởng quá nhiều đến cấu trúc răng và tủy.

Nếu sau khi đặt răng sứ, bạn có cảm giác đau nhức và ê buốt đừng quá lo lắng. Dù gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, nhưng nó chỉ kéo dài trong 1 – 2 ngày đầu. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau nhức kéo dài quá lâu, nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và khắc phục càng sớm càng tốt.

Dưới đây là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau nhức sau khi đặt răng sứ:

1.1 Nguyên dân từ răng yếu

Trước khi thực hiện việc bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc khám tổng quát. Mục đích để bác sĩ hiểu về tình trạng răng của bệnh nhân. Quá trình này sẽ phát hiện và kiểm tra xem có vấn đề gì về răng hoặc nướu. Nếu phát hiện nền răng của bệnh nhân yếu, việc bọc răng sứ có thể gây ra các triệu chứng như đau nhức và ê buốt răng sau khi thực hiện.

1.2 Nguyên nhân do nướu cho kịp thích nghi

Khi bác sĩ thực hiện việc chế tạo mão răng sứ, có một số hiện tượng có thể gặp. Một trong số đó là nướu trở nên nhạy cảm hơn và dễ đau nhức. Sau khi lắp mão răng sứ, nướu cần một khoảng thời gian để thích nghi. Cụ thể là thích nghi với sự có mặt của mão và các vật liệu nha khoa. Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy ê buốt hoặc đau nhức quanh mão răng. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn bình thường và sẽ tự giảm dần đi.

Bọc răng sứ mà bị đau: Nguyên nhân và cách xử lý

Nguyên nhân do nướu cho kịp thích nghi (minh họa)

1.3 Nguyên nhân chưa điều trị tủy dứt điểm

Nguyên nhân có thể do việc chưa tiến hành điều trị triệt để viêm tủy răng trước đó. Viêm tủy răng không được phát hiện và chữa trị kịp thời trước khi tiến hành bọc răng sứ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như răng bị hoại tử và tác động tiêu cực tới dây thần kinh,… Từ đó, dẫn đến tình trạng sưng đau kéo dài, thậm chí phải nhổ bỏ răng. Cảm giác đau nhức này gây ra sự khó chịu cho bệnh nhân kéo dài. Thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây mất ngủ và suy nhược cơ thể.

1.4 Nguyên nhân do bị lệch khớp cắn

Bọc răng sứ mà bị đau có thể bắt nguồn từ việc khớp cắn bị lệch trong quá trình lắp răng sứ. Việc nắn chỉnh khớp cắn không đúng cách có thể làm cho răng sứ không đều. Đôi khi nó làm cho răng sứ không đối xứng với răng đối diện. Từ đó, khiến lực nhai không được phân bố đều, vướng cộm, đau khớp thái dương hàm. Nếu không điều trị kịp thời tình trạng đau nhức và ê buốt có thể ảnh hưởng cấu trúc răng trong tương lai. Do đó, việc thực hiện điều trị triệt để lệch khớp cắn và đúng kỹ thuật là rất quan trọng.

Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Bọc răng sứ mà bị đau: Nguyên nhân và cách xử lý

Nguyên nhân do bị lệch khớp cắn (minh họa)

1.5 Nguyên nhân do mài quá nhiều men răng, lắp răng không chuẩn

Trong trường hợp bác sĩ mài răng một cách không đúng tỷ lệ đã quy định hoặc thực hiện thao tác mài không chuẩn xác, có thể dẫn đến tình trạng mài quá nhiều và làm lộ ngà răng. Điều này gây ra sự bất tiện và không hài lòng cho bệnh nhân. Ngoài ra, nếu răng sứ được chế tác không đúng cách, nó có thể không khít với nướu và gây ra vấn đề bám cặn thức ăn, góp phần làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và đau đớn kéo dài.

1.6 Nguyên nhân do vật liệu làm răng

Sử dụng răng sứ chất lượng kém có thể gây mất tính dẫn nhiệt của chúng. Do đó, khi ăn thực phẩm nóng hoặc lạnh, cùi răng thật có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Cuối cùng là dẫn đến triệu chứng ê buốt và đau nhức chỗ răng sứ.

1.7 Nguyên nhân do keo nha khoa bị rò rỉ

Chọn đại chỉ thiếu uy tín có thể dẫn đến tình trạng keo nha khoa bị lỏng và rò rỉ. Việc này có thể gây ra hiện tượng ê buốt cho răng người bệnh khi ăn nhai. Trong trường hợp nghiêm trọng, răng sứ có thể bị rơi ra khỏi nơi cố định.

1.8 Nguyên nhân do thói quen sinh hoạt xấu

Thói quen nghiến răng sẽ gây áp lực liên tục lên các răng đối diện gồm cả răng sứ. Như kết quả, răng sứ phải chịu đựng mức áp lực lớn, dẫn đến việc bệnh nhân đau buốt, ê răng. Điều này thường vào mỗi buổi sáng sau khi đã nghiến răng suốt đêm trước đó.

1.9 Nguyên nhân do mắc bệnh lý răng miệng

Có thể xảy ra tình trạng đau sau khi bọc răng sứ do những vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, hoặc viêm nướu. Nếu sâu răng không được điều trị kỹ trước khi bọc răng sứ, vi khuẩn có thể tấn công tủy răng, gây ra viêm tủy và thậm chí làm áp xe hoặc hỏng răng. Trong trường hợp viêm nha chu, nướu có thể tụt khỏi chân răng, làm giảm sự ổn định của răng trong cung hàm. Vì vậy, việc không phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề này có thể làm giảm tuổi thọ của răng sứ và trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến việc mất luôn răng thật.

1.10 Nguyên nhân do ăn uống

Khi đã hoàn tất việc bọc răng sứ, nếu bệnh nhân ăn những thực phẩm quá dai hoặc quá cứng, có thể gây ra cảm giác đau nhức trên răng. Ngoài ra, để tránh việc vi khuẩn phát triển và tấn công răng sứ, việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn cần được chú ý và thực hiện kỹ càng.

Tuy các tình trạng đau nhức sau khi đặt răng sứ thường không quá nghiêm trọng, nhưng nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường hay kéo dài, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất.

2. Cách xử lý khi bọc răng sứ mà bị đau?

Sau khi bọc răng sứ, người bệnh có thể giảm đau và khắc phục tình trạng bất tiện tại nhà với những phương pháp sau:

Bọc răng sứ mà bị đau: Nguyên nhân và cách xử lý

>>>>>Xem thêm: Điều trị ung thư gan giai đoạn II

Cách xử lý khi bọc răng sứ đau (minh họa)

– Sử dụng thuốc giảm đau:

Tuy nhiên, cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh quá liều hoặc tác dụng phụ.

– Chườm đá lạnh:

Chườm khăn mặt mềm có đá lạnh lên vùng gần răng sứ để giảm đau tạm thời. Tránh chườm trực tiếp lên răng sứ để tránh tăng đau nhức.

– Súc miệng bằng nước muối:

Sử dụng nước muối để súc miệng giúp làm sạch vi khuẩn và chất nhờn xung quanh răng sứ.

– Sử dụng hàm bảo vệ:

Nếu nguyên nhân gây đau là do tật nghiến răng, hàm bảo vệ răng sẽ giúp tránh va chạm trực tiếp với răng sứ.

Nếu đau không thuyên giảm và kéo dài sau khi bọc răng sứ, cần đến nha khoa để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và tháo răng sứ để điều chỉnh hoặc điều trị bệnh lý về răng miệng trước khi lắp lại răng sứ.

Hy vọng những thông tin trên đây về nguyên nhân và cách xử lý bọc răng sứ mà bị đau hữu ích với bạn đọc. Hãy đến cơ sở bạn lắp răng sứ để kiểm tra và điều trị ngay khi răng bị đau nhức nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *