Bọc sứ là một phương pháp nha khoa, có thể cải thiện hầu hết các khiếm khuyết của răng, từ khiếm khuyết về màu sắc đến khiếm khuyết về hình dáng. Hầu hết các trường hợp bọc răng sứ đều mang tới sự thay đổi ấn tượng. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bọc sứ không đảm bảo có thể dẫn tới kết quả không mong muốn. Trong bài viết sau Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bạn thông tin về bọc răng sứ và những biến chứng khó lường, đọc ngay bạn nhé!
Bạn đang đọc: Bọc răng sứ và những biến chứng khó lường
1. 5 Biến chứng của bọc răng sứ
1.1. Đau nhức răng kéo dài
Đau nhức là một trạng thái bình thường của răng sau bọc sứ. Tuy nhiên, trạng thái này chỉ tồn tại trong 1 – 2 ngày. Để cải thiện nó, bạn có thể liên hệ với nha sĩ để được kê thuốc giảm đau. Trong trường hợp tồn tại 4 – 5 ngày và hơn thế nữa, rất có thể tình trạng đau nhức này là một biến chứng của bọc sứ. Biến chứng này có thể phát sinh do một trong những nguyên nhân sau:
– Kỹ thuật bọc sứ không chuẩn xác hoặc chất liệu mão sứ không chất lượng.
– Không điều trị hoặc điều trị không triệt để các bệnh lý nha khoa, như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…
– Chế độ ăn uống, vệ sinh không chuẩn xác.
Tình trạng đau nhức rất có thể là một biến chứng của bọc sứ.
1.2. Lệch khớp cắn
Bọc răng sứ cũng có thể dẫn đến lệch khớp cắn. Lệch khớp cắn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, thậm chí nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này còn có thể làm co lợi, mòn răng, tiêu xương ổ răng hàm dưới,… Biến chứng này thường phát sinh do kỹ thuật bọc sứ không chuẩn xác.
1.3. Hôi miệng, viêm nướu
Hôi miệng, viêm nướu là hai biến chứng phổ biến sau bọc sứ. Hai biến chứng này có thể phát sinh do:
– Mài răng quá nhiều: Lợi bám xung quanh cổ răng như một lớp bảo vệ, ngăn vi khuẩn và các yếu tố tiêu cực khách quan khác từ môi trường tác động đến vùng mô nha chu, làm vùng này viêm nhiễm. Mài răng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến lợi, làm phát sinh tình trạng viêm nhiễm mô nha chu. Và hôi miệng là một trong những biểu hiện phổ biến của tình trạng này.
– Mão sứ không khít với cùi răng: Sự không khít của mão sứ và cùi răng tạo điều kiện cho thức ăn thừa tích tụ và trở thành môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây hôi miệng và viêm nướu.
– Không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không cẩn thận sau bọc sứ.
– Chất liệu mão sứ không chất lượng: Sau một thời gian sử dụng, mão sứ kim loại có thể bị oxy hóa bởi acid khoang miệng, gây hôi miệng.
Tìm hiểu thêm: Chị em mắc u xơ tử cung có nên uống sữa đậu nành không?
Hôi miệng, viêm nướu là hai biến chứng phổ biến sau bọc sứ.
1.4. Viêm tủy răng
Viêm tủy răng cũng là một biến chứng phổ biến sau bọc sứ, chủ yếu phát sinh do kỹ thuật bọc sứ không chuẩn xác của nha sĩ. Theo đó, chúng ta có một vài kịch bản cụ thể dẫn đến tình trạng viêm tủy răng sau bọc sứ như sau:
– Trước bọc sứ, nha sĩ Không điều trị hoặc điều trị không triệt để tình trạng sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… của người bọc sứ: Bên dưới mão sứ, các bệnh lý sâu răng, viêm nưới, viêm nha chu,… vẫn tiếp tục phát triển, dẫn đến kết quả tất yếu là viêm tủy răng.
– Nha sĩ mài răng quá nhiều khiến cấu trúc răng bị can thiệp quá sâu, tác động quá nhiều vào tủy hoặc ngà răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm tủy.
– Nha sĩ mài răng không đúng kỹ thuật, ví dụ như sử dụng tay khoan không đạt tiêu chuẩn, mũi khoan cùn, rung lắc nhiều,… làm phát sinh một lượng nhiệt lớn tại răng, gây tổn thương tủy.
– Nha sĩ không làm răng tạm hoặc làm răng tạm không chuẩn xác: Sau mài răng, răng đã mất một phần men, khả năng chống chọi với các tác nhân tiêu cực từ môi trường đã sụt giảm. Nếu răng không được bảo vệ bởi răng tạm hoặc được bảo vệ nhưng răng tạm không chất lượng, nguy cơ vi khuẩn tấn công, làm tủy răn viêm trong thời gian chờ mão sứ là rất cao.
1.5. Vỡ mão sứ
Thông thường, mão sứ có khả năng chịu lực tương đương răng thật. Điều đó không đồng nghĩa với việc mão sứ là vĩnh cửu. Mão sứ hoàn toàn có thể vỡ, do một số nguyên nhân như: Mão sứ va đập vào các bề mặt cứng; người bọc sứ thường xuyên sử dụng răng để cắn thức ăn cứng, như cắn vỏ các loại hạt, cắn càng cua,…; người bọc sứ có thói quen nghiến răng khi ngủ; mão sứ kém chất lượng.
2. Một số lưu ý để hạn chế nguy cơ biến chứng sau bọc sứ
Bọc sứ là phương pháp nha khoa cải thiện được hầu hết các khiếm khuyết của răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bọc sứ không có được kết quả như ý. Biến chứng sau bọc sứ chủ yếu phát sinh do kỹ thuật của nha sĩ, chất lượng của mão sứ, cách chăm sóc răng của người bọc sứ. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ biến chứng sau bọc sứ, bạn cần:
– Lựa chọn phòng nha uy tín: Quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, tân tiến; cung cấp đầy đủ chế độ bảo hành.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi phí đo độ mờ da gáy và địa chỉ khám thai uy tín
Lựa chọn phòng nha uy tín để hạn chế nguy cơ biến chứng sau bọc sứ.
– Lựa chọn mão sứ chất lượng cao: Hiện tại, mão toàn sứ là mão sứ có chất lượng tốt nhất. Nếu có thể, hãy chọn loại mão này.
– Chăm sóc răng cẩn thận: Vệ sinh răng 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải, chỉ nha khoa/tăm nước và nước súc miệng. Không dùng răng để trực tiếp cắn, nghiền thức ăn cứng. Từ bỏ các thói quen xấu có hại cho răng như cắn móng tay, nghiến răng,…
Phía trên là bọc răng sứ và những biến chứng khó lường. Theo đó, nếu kỹ thuật của nha sĩ kém, mão sứ không chất lượng và răng bọc sứ không được chăm sóc cẩn thận, bạn có thể sẽ phải đối diện với một số biến chứng sau bọc sứ như đau nhức răng kéo dài, lệch khớp căn, hôi miệng, viêm nướu, viêm tủy răng, vỡ mão sứ,…
Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ tránh được những biến chứng khó chịu của bọc răng sứ. Nếu còn thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bọc răng sứ, liên hệ Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.