Bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi theo từng CẤP ĐỘ & Cách xử lí?

Thưa bác sĩ, tôi muốn hỏi bị bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi? Có cần đi bệnh viện kiểm tra không? Chồng tôi đi đá bóng về thì bị bong gân đầu gối, hiện tại sưng và không đi lại như bình thường được. Tình trạng này đã kéo dài 2 tuần, tôi rất lo lắng, không biết bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi, chồng tôi có cần đi bệnh viện khám không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn. Phương Lê (Cầu giấy, Hà Nội)

Bạn đang đọc: Bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi theo từng CẤP ĐỘ & Cách xử lí?

Trả lời:

Chào bạn, với thắc mắc bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Một bong gân đầu gối là một chấn thương dây chằng. Bong gân đầu gối là tình trạng  một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp đầu gối và các dây chằng, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi theo từng CẤP ĐỘ & Cách xử lí?

Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh

Bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi?

Thắc mắc bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi của bạn, chúng tôi cần phải thăm khám trực tiếp mới có thể đứa ra kết luận, thông thường nếu bong gân nhẹ người bệnh sẽ có thể khỏi dần dần sau 2-3 tuần. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà thời gian bình phục khác nhau. Cụ thể:

Bong gân Cấp I (nhẹ):

Chấn thương này trải dài dây chằng, gây ra vết “xước” nhỏ trong dây chằng, không ảnh hưởng nhiều đến khả năng tổng thể của khớp gối, người bệnh có thể không cần đi viện, chỉ cần luyện tập nhẹ nhàng sẽ nhanh chóng hồi phục.

Cấp II (trung bình):

Dây chằng bị rách một phần, ảnh hưởng đến khả năng đứng hoặc đi bộ. Người bệnh cần đi lại tập luyện co gập đầu gối từ từ, kiên trì theo hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo không bị bong gân tái diễn.

Bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi theo từng CẤP ĐỘ & Cách xử lí?

Bong gân đầu gối là tai nạn phổ biến gặp

Cấp III (nặng):

Dây chằng bị rách hoàn toàn, tách ở cuối của nó từ xương, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ điều trị, đảm bảo tuân thủ đúng chỉ định, phối hợp tập luyện giúp nhanh chóng phục hồi khả năng vận động khớp gối.

Trường hợp chồng bạn, tốt nhất nên đi bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp, các bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định chẩn đoán cận lâm sàng để xác định mức độ tổn thương, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Rút ngắn thời gian bình phục.

Cách xử trí khi bị bong gân đầu gối

Tìm hiểu thêm: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ – Những điều nhất định phải biết

Bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi theo từng CẤP ĐỘ & Cách xử lí?

Chườm lạnh giúp giảm đau do bong gân đầu gối

  • Đối với những trường hợp bị bong gân nhẹ, bạn có thể áp dụng theo cách sau: Hãy kê hoặc nâng cao nhẹ nhàng khớp gối bị tổn thương; Chườm nước đá hoặc nước lạnh lên khớp bị đau, làm lạnh vùng bong gân trong 10 – 15 phút( tốt nhất là bọc đá vào khăn để chườm). Hoặc bạn có thể dùng băng cuộn, băng thun băng ép khớp bị bong gân lại, cố định khớp bong gân bằng nẹp rồi dùng đá lạnh để chườm cũng rất hiệu quả.
  • Đối với trường hợp nặng, nên đưa người bệnh tới cơ sở y tế sớm nhất để được bác sĩ chuyên môn can thiệp.
  • Lưu ý: Sau khi sơ cứu đưa bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế hoặc gọi y tế trợ giúp( chú ý: phải bảo đảm khớp bị tổn thương bong gân luôn an toàn cho đến khi được trợ giúp). Trong những ngày đầu có thể bạn cần dùng thuốc giảm đau, chống phù nề nếu sưng đau nhiều và bất động chân đó1-2 ngày để bớt sưng rồi luyện tập theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi theo từng CẤP ĐỘ & Cách xử lí?

>>>>>Xem thêm: Đau hông bên phải “coi chừng” mắc những bệnh sau

Tới cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ tư vấn cách xử trí tốt nhất

Trên đây là những thông tin cơ bản cho thắc mắc bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi. Nếu còn cần giải đáp thêm về các vấn đề xương khớp, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện Thu Cúc theo số tổng đài 1900 558892.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *