Buồn nôn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cả các bệnh lý về thể chất và những căng thẳng tâm lý đều có thể là thủ phạm của tình trạng khó chịu này. Nhìn chung các trường hợp buồn nôn sau khi ăn đều không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng tốt nhất vẫn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra nếu xảy ra thường xuyên hoặc có các triệu chứng khác kèm theo.
Bạn đang đọc: Buồn nôn sau khi ăn căng thẳng tâm lý
Nhìn chung buồn nôn sau khi ăn không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng tốt nhất vẫn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra nếu xảy ra thường xuyên hoặc có các triệu chứng khác kèm theo.
Sau đây là một số nguyên nhân có thể dẫn tới buồn nôn sau khi ăn
1. Bệnh viêm túi mật mạn tính
Buồn nôn và ói mửa có liên quan với các vấn đề của túi mật. Cụ thể buồn nôn sau khi ăn có thể là do viêm túi mật mạn tính. Ngoài buồn nôn, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Bệnh viêm túi mật cấp tính thường kèm theo sỏi trên 90% các trường hợp cũng có thể gây ra buồn nôn sau ăn. Nếu để kéo dài không điều trị, những đợt tấn công của viêm túi mật cấp tính sẽ gây ra sự co lại và dày lên của túi mật, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan này.
2. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây buồn nôn sau ăn. Đây là một bệnh tiêu hóa mãn tính, xảy ra khi acid dạ dày hay đôi khi mật quay trở lại thực quản. Các acid kích thích niêm mạc thực quản và gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Các triệu chứng khác bên cạnh buồn nôn là ợ nóng, đau họng và ho. Nằm xuống ngay sau khi ăn càng làm trầm trọng thêm sự trào ngược. Các loại thực phẩm có thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản sau khi ăn bao gồm cà chua, cam quýt, hành tây, sô cô la, đồ ăn giàu chất béo…
Tìm hiểu thêm: Không cần nghỉ làm vẫn được chăm sóc sức khỏe toàn diện
>>>>>Xem thêm: [Bác sĩ giải đáp] Bị máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Ngoài gây ra buồn nôn sau khi ăn, chứng trào ngược dạ dày thực quản còn có thể dẫn tới ợ nóng, đau họng và ho.
3. Ngộ độc thực phẩm
Thực phẩm chưa nấu chín đúng cách, tiêu thụ thực phẩm để quá lâu trong tủ lạnh, đã quá hạn sử dụng… cũng có thể dẫn tới sự phát triển đáng kể của vi khuẩn. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn, sốt và tiêu chảy. Những ảnh hưởng này có thể bắt đầu trong ít nhất là 30 phút đến vài ngày sau khi ăn phải thực phẩm hỏng.
4. Điều trị y tế
Điều trị bệnh viêm túi mật mạn tính gây buồn nôn sau ăn có thể là phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Với các trường hợp bị ngộ độc thức ăn nhẹ có thể tự xử lý ở nhà, tuy nhiên nếu quá nghiêm trọng, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện ngay. Gọi cấp cứu nếu bị buồn nôn liên tục, iêu chảy ra máu, sốt cao và nôn mửa kéo dài. Nếu nghi ngờ trào ngược dạ dày thực quản là “thủ phạm” gây buồn nôn sau mỗi bữa ăn, nên tới bệnh viện để khám và điều trị khi các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tránh tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, giảm cân với những ai bị béo phì. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để kiểm soát dạ dày sản xuất acid.