Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng những người bị buồn nôn và ói mửa khi luyện tập lại cảm thấy hoàn toàn ngược lại. Những thay đổi về sinh lý của cơ thể do các hoạt động đòi hỏi nhiều sức lực có thể gây ra các vấn đề về đường ruột, tiêu hóa dẫn tới tình trạng buồn nôn hoặc ói mửa. Trong trường hợp này, chỉ cần chuẩn bị kỹ và điều chỉnh về cường độ sẽ giảm bớt hoặc tránh được buồn nôn, ói mửa, tiếp tục tập thể dục để nâng cao sức khỏe và cải thiện tâm trạng. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng buồn nôn và ói mửa khi tập thể dục.
Bạn đang đọc: Buồn nôn và ói mửa khi tập thể dục
Thay đổi lưu lượng máu
Các bài tập đòi hỏi vận động mạnh có thể làm giảm lưu lượng máu tới đường tiêu hóa, khiến cho nhiều người dễ bị buồn nôn, ói mửa.
Theo nghiên cứu trong cuốn Nausea and Vomiting: Recent Research and Clinical Advances, thay đổi tuần hoàn và lưu lượng máu đến não thất ở tim khi tập thể dục có thể gây ra một phản ứng tự động là buồn nôn và ói mửa. Các bài tập đòi hỏi vận động mạnh có thể làm giảm lưu lượng máu tới đường tiêu hóa, khiến cho nhiều người dễ bị buồn nôn, ói mửa hoặc gặp phải các vấn đề liên quan khác như trào ngược axit, đầy hơi, hoặc tiêu chảy. Khởi động nhẹ nhàng và giảm nhiệt từ từ sau khi tập thể dục có thể bảo vệ cơ thể trước những thay đổi đột ngột lưu lượng máu, giảm nguy cơ xảy ra buồn nôn hoặc ói mửa.
Mất nước
Tìm hiểu thêm: Ngắm móng tay đoán bệnh thận thay đổi bất thường về màu sắc
Buồn nôn có thể là triệu chứng của mất nước, một tình trạng cực kỳ nguy hiểm.
Bổ sung nước cho cơ thể là rất quan trọng để tránh buồn nôn và ói mửa trong khi tập luyện. Buồn nôn có thể là triệu chứng của mất nước, một tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, uống quá nhiều nước, cơ thể hấp thu không kịp thời dẫn tới dư thừa trong dạ dày cũng có thể gây nôn mửa. Do đó tốt nhất là uống từng ngụm nhỏ thường xuyên trong khi tập luyện và để ý lượng nước uống nếu có vấn đề về dạ dày.
Ăn uống không đúng lúc
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng cảnh báo động mạch tắc nghẽn
Theo lời khuyên của các bác sĩ, nên ăn trước khi bắt đầu tập thể dục ít nhất là 3 – 4 giờ, nếu là bữa nhẹ thì từ 1 – 2 giờ.
Ăn không đúng lúc có thể gây buồn nôn và ói mửa. Theo lời khuyên của các bác sĩ, nên ăn trước khi bắt đầu tập thể dục ít nhất là 3 – 4 giờ, nếu là bữa nhẹ thì từ 1 – 2 giờ. Ngoài ra cũng nên giảm lượng chất lỏng hấp thu vào cơ thể trước khi tập thể dục. Cần lưu ý rằng vitamin C, kali và magie tiêu thụ với lượng lớn cũng có thể gây buồn nôn và ói mửa, vì vậy hãy cẩn trọng với việc sử dụng các loại thực phẩm có chứa những chất này trước khi tập thể dục.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn thêm , bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp.