Nhiều ba mẹ lo lắng khi trẻ sinh ra có một vết màu đỏ bằng đầu ngón tay ở vùng mặt (trán, gần miệng, mắt, mũi, thậm chí cở cổ, vùng lưng,…). Các “vết bớt” này càng to lên khi trẻ lớn hơn. Con vẫn ăn, ngủ bình thường, khi cho bé đi khám thì bác sĩ chẩn đoán con bị bướu máu. Vậy bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không và phải điều trị như thế nào?
Bạn đang đọc: Bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không?
1. Bướu máu ở trẻ em là gì?
Bướu máu ở trẻ em được tạo thành từ các tế bào lót trong các mạch máu, còn gọi là tế bào nội mô. Khi tế bào này sinh sản nhanh chóng một cách bất thường nên tạo ra bướu máu. Bướu máu thường nằm ở vùng đầu, mặt, cổ là nhiều nhất.
Tìm hiểu thêm: Bệnh suy dinh dưỡng là gì, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả
Đây là một dạng khối u lành tính, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và tăng trưởng mạnh ở trẻ dưới 1 tuổi, khi bé trên độ tuổi 1 tuổi thì các bướu máu bắt đầu ngừng phát triển và bước vào giai đoạn thoái triển. Một số bướu máu ở trẻ có thể biến mất khi con lớn lên (tầm hơn 10 tuổi) nhưng cũng có trường hợp bướu máu vẫn tồn tại.
2. Bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không?
>>>>>Xem thêm: 7 Dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết nghiêm trọng ở trẻ
Hầu hết các trường hợp bướu máu ở trẻ em chỉ xuất hiện ở ngoài da hoặc mô mỡ dưới da và thường tập trung ở vùng đầu, mặt, cổ … Tuy nhiên một số ít trường hợp bướu máu ở trẻ em nằm ở nội tạng như: gan, phổi, ruột,… thậm chí ở cả não.
Hầu hết các loại thiếu máu ở da là lành tính và thường không gây nguy hiểm, do đó ba mẹ không nên quá lo lắng. Chỉ một số bướu máu xuất hiện ở nôi tạng hoặc các vị trí nguy hiểm nhu mắt, mũi, họng, … có thể làm che lấp đường thở, ảnh hưởng mắt, hệ thần kinh trung ương nếu không được xử trí có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy khi phát hiện trẻ có các bướu máu (khối u, vết bớt màu đỏ trên da bé), ba mẹ nên cho bé đi thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa, để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, ngay từ khi bé còn là trẻ sơ sinh.
3. Điều trị bướu máu ở trẻ em như thế nào?
Điều trị bướu máu ở trẻ em đòi hỏi cần sự kết hợp giữa nhiều chuyên khoa như chuyên khoa Nhi, mắt, tai mũi họng, da liễu, thần kinh can thiệp, phẫu thuật hàm mặt,…
Đối với các bướu máu ở da, sau khi trẻ được thăm khám với bác sĩ Nhi khoa con được chỉ định khám chuyên sâu về da liễu và có thể ứng dụng Laser là biện pháp duy nhất cho các dị dạng mạch máu loại mao mạch, thời điểm tốt nhất là trẻ từ 3-6 tháng. Thuốc thoa và thuốc uống cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nên tái khám mỗi 2-3 tháng để theo dõi.
Đối với những trường hợp bướu máu ở nội tạng như gan, phổi, ruột,… sau khi thăm khám với bác sĩ Nhi khoa bé sẽ được chỉ định làm thêm một số chụp chiếu, xét nghiệm để chẩn đoán và can thiệp bằng phẫu thuật y khoa khi cần thiết.
Hi vọng những thông tin trên đây có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về bệnh bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không?