Các bệnh đường ruột thường gặp rất đa dạng, trong đó phổ biến nhất có táo bón, trào ngược dạ dày, nhiễm trùng ruột, viêm loét đại tràng, nhiễm trùng đường ruột, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày…
Bạn đang đọc: Các bệnh đường ruột: 8 loại thường gặp
1. Top 10 các bệnh đường ruột phổ biến
Một số bệnh đường ruột phổ biến, nhiều người mắc phải như táo bón, tiêu chảy, trào ngược… thường diễn ra trong thời gian ngắn và dễ kiểm soát nếu thay đổi lối sống và dùng thuốc.
1.1 Táo bón
Táo bón là tình trạng khó đi đại tiện, phân cứng hoặc khô, đi đại tiện ít hơn ba lần trong một tuần. Ngoài ra còn có thể có các triệu chứng như trướng bụng, chảy máu khi hoặc sau khi đi đại tiện.
Nguyên nhân táo bón chủ yếu do ăn không đủ chất xơ, uống không đủ nước, sử dụng thuốc đặc trị, không vận động, stress… Việc tăng mức độ hormone trong thai kỳ cũng có thể xảy ra trong thai kỳ.
Táo bón có thể tự khỏi bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Nếu bệnh không khỏi, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc nhuận tràng để người bệnh dễ đi đại tiện.
Đường tiêu hóa có thể gặp nhiều vấn đề khác nhau
1.2 Các bệnh đường ruột: Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng trên ba lần một ngày. Triệu chứng là bụng đau âm ỉ, mất nước, phân lỏng, nếu nhiều có thể bị chuột rút. Nguyên nhân có thể do thực phẩm, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc bệnh đường ruột khác. Khi tiêu chảy, người bệnh nên uống nhiều nước để bù lượng nước bị mất. Nếu tình trạng không cải thiện thì bạn nên uống nước có hàm lượng natri cao như nước giải khát, nước canh. Tránh các loại sữa, trái cây, soda vì có thể khiến tiêu chảy nặng hơn. Biện pháp hữu ích khi tiêu chảy là dùng thuốc không kê đơn, tuy nhiên không áp dụng với trường hợp sốt cao hoặc ra máu.
1.3 Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày xảy ra khi dịch vị tiêu hóa có chứa axit chảy ngược từ dạ dày vào thực quản do cơ trong thực quản mở ra và đóng lại không đúng lúc. Trào ngược axit dạ dày gây nên cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng hay còn gọi là ợ nóng. Có thể ngăn trào ngược bằng một số cách như ngủ kê cao đầu, ăn thành nhiều bữa trong ngày, bỏ hút thuốc, tránh thực phẩm tăng tiết axit… Ngoài ra còn một số loại thuốc không kê đơn cũng có thể giúp giảm các triệu chứng.
1.4 Các bệnh đường ruột thường gặp: Bệnh trĩ
Bệnh trĩ xuất hiện do sự giãn hoặc phình đại quá mức các đám rối tĩnh mạch ở vùng mô quanh hậu môn, gây ngứa rát, đau đớn, khó chịu. Nguyên nhân gây ra trĩ có thể do thừa cân, mang thai, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài hoặc táo bón. Bệnh trĩ có thể thuyên giảm bằng cách chườm lạnh, sử dụng kem bôi hoặc cần phẫu thuật để loại bỏ bệnh. Để ngăn ngừa trĩ, bạn nên bổ sung thêm chất xơ và chất lỏng vào chế độ ăn của mình.
1.5 Các bệnh đường ruột: Bệnh Crohn
Bệnh Crohn hay viêm ruột từng phần là bệnh về đường tiêu hóa ảnh hưởng đến phần kết nối cuối ruột non với đầu đại tràng. Tuy nhiên, bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào ở đường tiêu hóa.
Hiện nay, Y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh Crohn. Theo nhiều bác sĩ, bệnh có yếu tố di truyền với triệu chứng thường gặp là đau bụng, tiêu chảy, chảy máu trực tràng, sốt, sụt cân. Cách điều trị là sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc ức chế miễn dịch hoặc phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Chữa trị bệnh ngứa hậu môn khi mang thai
Các bệnh tiêu hóa có thể gây đau đớn, khó chịu
2. Một số các bệnh đường ruột khác
Một số rối loạn tiêu hóa thường gặp khác gồm:
– Hội chứng ruột kích thích Phụ nữ trong độ tuổi 30-50 tuổi thường gặp hội chứng ruột kích thích gồm các triệu chứng chuột rút, đầy hơi, phân có nhầy…
– Bệnh celiac: Người mắc bệnh celiac không thể dung nạp gluten – Protein được tìm thấy trong tự nhiên lúa mì, lúa mạch… Bệnh gây tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, đau bụng, đầy hơi… Đây là bệnh cần điều trị để tránh các nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như loãng xương, ung thư, thiếu máu… Cần tránh thực phẩm gluten trong chế độ ăn.
– Viêm loét đại tràng: Một dạng khác của bệnh viêm ruột với các triệu chứng khá giống bệnh Crohn nhưng chỉ ảnh hưởng tới phần ruột già. Viêm loét xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn thức ăn và dưỡng chất là có hại và gây ra vết loét trong lớp lót ruột già. Nếu tiêu chảy có máu trong phân hoặc đau quặn bụng thì cần đến bệnh viện để điều trị. Người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát tình trạng.
3. Lợi ích khi khám sàng lọc bệnh đường ruột
Để xác định bạn có vấn đề gì trong số các bệnh đường ruột, ngoài khám định kỳ, khi có dấu hiệu liên quan đến tiêu hóa bạn có thể đi khám tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
3.1 Phát hiện sớm các bệnh đường ruột nguy hiểm
Rất nhiều bệnh tiêu hóa là tiền thân của nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư hậu môn… với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên tiền ung thư tiêu hóa vẫn có cơ hội chữa khỏi khi được phát hiện ở giai đoạn đầu. Khám sàng lọc giúp người bệnh cập nhật tình trạng đường tiêu hóa, phát hiện sớm dấu hiệu để được điều trị thích hợp.
>>>>>Xem thêm: Vi khuẩn HP có lây không? Khi nào thì biết nhiễm vi khuẩn HP
Thăm khám để phát hiện sớm các bệnh đường ruột
3.2 Chấm dứt khó chịu do bệnh tiêu hóa gây ra
Khi đường tiêu hóa có vấn đề, sức khỏe tổng thể của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa, đặc biệt là người lớn tuổi. Điều này có thể làm trầm trọng các bệnh mãn tính khác. Việc chữa trị sẽ làm giảm sự khó chịu do bệnh tiêu hóa gây ra.
3.3 Được tư vấn về lối sống lành mạnh
Hiện nay có rất nhiều người có lối sống thiếu khoa học như ăn không đúng giờ, ăn nhiều chất béo có hại, lười vận động… Thói quen này gây tổn hại các cơ quan hệ tiêu hóa mà người bệnh không hay biết. Khi khám sàng lọc, bác sĩ sẽ cho lời khuyên để người bệnh phòng tránh và kiểm soát bệnh tốt hơn.
Hiện nay có nhiều phương pháp nội soi dạ dày đại tràng hiện đại giúp sớm phát hiện và điều trị các vấn đề trong hệ tiêu hóa. Để được tư vấn và đặt lịch khám tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, vui lòng liên hệ tới hotline hoặc đặt trực tuyến trên website.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.