Các bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ cần lưu ý

Bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ thường có triệu chứng tương tự như: đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay… Người bệnh cần hiểu rõ để phân biệt đúng các bệnh lý, nhằm điều trị kịp thời và hiệu quả hơn.

1. Tóm lược về đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng mạch máu bên trong não tắc hoặc vỡ. Các tế bào não hoặc nhu mô não bị phá huỷ hoặc chết sau cơn đột quỵ. Các triệu chứng thường gặp, xảy ra nhanh chóng như đột nhiên tê hoặc yếu ở mặt, tay chân hoặc một bên cơ thể, khó thở, khó nuốt, đi đứng loạng choạng, choáng váng, đau đầu, buồn nôn.

Các bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ cần lưu ý

Các triệu chứng đột quỵ thường gặp là choáng váng, đau đầu, buồn nôn.

 2. Phân biệt các loại đột quỵ

– Đột quỵ do thiếu máu cục bộ, phổ biến nhất với 85% trường hợp. Bệnh thường xảy ra do tắc nghẽn động mạch trong não (do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa động mạch và  sự tích tụ cholesterol ở thành động mạch). Đây được gọi là thiếu máu não, xảy ra khi tổn thương một hoặc nhiều vùng não được cung cấp máu từ động mạch bị tắc nghẽn.

– Đột quỵ xuất huyết não: xảy ra khi một động mạch bị tổn thương trong não (xuất huyết trong não) hoặc động mạch cảnh não (xuất huyết dưới nhện). Đột quỵ xuất huyết não do huyết áp cao gây ra. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng có thể gây ra phình động mạch, trường hợp một túi máu nhỏ hình thành trên động mạch bị vỡ.

Hơn một nửa số bệnh nhân đột quỵ mắc những di chứng sau đó. Mức độ nặng của mỗi di chứng phụ thuộc vào phần não bị tổn thương, vùng thiếu hụt oxy càng lớn, nguy cơ di chứng càng cao.

Sau cơn đột quỵ, người bệnh có thể gặp một số di chứng là:

– Khó nói, viết (chứng mất ngôn ngữ)

– Có vấn đề về trí nhớ

– Tê liệt một số vùng hoặc toàn bộ cơ thể

3. Các bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ cần lưu ý

Bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ thường có triệu chứng tương tự như: đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay… Người bệnh cần hiểu rõ để phân biệt đúng các bệnh lý, nhằm điều trị kịp thời và hiệu quả hơn.

3.1. Động kinh là bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ

Đây là rối loạn điện đột ngột trong não, dẫn đến những bất thường trong cử động, cảm giác, nhận thức của người bệnh.

Triệu chứng hay gặp nhất là chóng mặt, quên phương hướng, mắt không tỉnh táo. Người bệnh khó cử động hoặc co giật cánh tay và chân, rối loạn cảm giác, hoảng sợ, lo âu. Khi một cơn động kinh xảy ra, đầu tiên não có hoạt động không kiểm soát, sau đó ngừng cơn động kinh và tỉnh lại. Khoảng thời gian mất ý thức này đôi khi giống với một cơn đột quỵ.

3.2. Đau nửa đầu là bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ

Bệnh có 4 giai đoạn là tiền triệu (xuất hiện trước khi cơn đau đầu diễn ra), hào quang, nhức đầu, hậu triệu chứng (yếu đuối, kiệt sức khi cơn đau đầu đi qua).

Ở mỗi giai đoạn, các triệu chứng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh sẽ thường xuất hiện tình trạng nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và mùi. Người bệnh thường buồn nôn, đau nặng hơn khi ho, cảm giác mệt mỏi, yếu ớt, nhìn thấy hào quang (đèn đỏ nhấp nháy hoặc sáng, đường ngoằn ngoèo). Ở giai đoạn hào quang, mặt sẽ rũ xuống, dễ nhầm lẫn với đột quỵ.

3.3. Đường huyết cao hay thấp

Tăng, hạ đường huyết đột ngột cũng gây nhầm lẫn với đột quỵ. Não cần nguồn năng lượng chủ yếu là glucose (đường) để hoạt động. Tăng hoặc hạ lượng đường trong máu tác động không tốt lên bộ não.

Lượng đường trong máu thấp gây ra các vấn đề với lưu thông máu, bao gồm nhịp tim không đều, lo lắng, da xanh xao, run rẩy, mệt mỏi, đổ mồ hôi và cáu kỉnh. Đường huyết tăng cao, chủ yếu là hậu quả của bệnh tiểu đường không được kiểm soát, bao gồm đau đầu, hoa mắt, đi tiểu thường xuyên.

Các bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ cần lưu ý

Tăng, hạ đường huyết đột ngột cũng gây nhầm lẫn với đột quỵ.

3.4. Liệt dây thần kinh số 7

Tình trạng này được gọi là liệt mặt vô căn, một dạng liệt mặt tạm thời hoặc yếu ở một bên mặt. Triệu chứng khác nhau ở từng bệnh nhân, mức độ có thể từ yếu nhẹ đến liệt toàn bộ các cơ mặt. Một số triệu chứng điển hình của liệt bell gồm méo mồm, chảy nước mũi, khó thở, chảy nước mắt quá nhiều ở một bên mắt. Bệnh cũng gây tê cơ, nhức mặt, thay đổi khẩu vị, khó chịu với tiếng ồn to.

3.5. U não

Khối u não là sự xuất hiện của những khối u lành tính trong các mô của não, có thể lành hoặc ác tính. Khối u não gây ra các triệu chứng tương tự đột quỵ, co giật, yếu cơ, mất thính lực. Triệu chứng cụ thể tuỳ thuộc vào vị trí của khối u, bao gồm việc hạn chế giọng nói hoặc cử động.

3.6. Bệnh đa xơ cứng

Đây là bệnh lý về hệ thống thần kinh liên quan giữa não và tuỷ sống. Bệnh làm hư hỏng lớp myelin bao xung quanh và phá huỷ các tế bào não, ngăn chặn các tín hiệu giữa não và cơ thể.

Một số triệu chứng điển hình như rối loạn thị lực, yếu tay chân, mất phối hợp và thăng bằng, chân tay tê, kim châm hoặc có những vấn đề về nhận thức, trí nhớ. Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng máu tấn công hệ thần kinh trung ương, dẫn đến triệu chứng giống đột quỵ.

4. Làm gì khi có những triệu chứng nghi ngờ đột quỵ?

4.1. Tầm soát nguy cơ đột quỵ

Nếu nhận thấy triệu chứng nghi ngờ đột quỵ hoặc tương tự, người bệnh nên chủ động đi thăm khám, tầm soát nguy cơ đột quỵ càng sớm càng tốt. Người bệnh thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng… Sau khi có kết quả, các chuyên gia sẽ phân tích và xác định mức độ nguy cơ đột quỵ để người bệnh có phương án phòng ngừa hợp lý.

Các bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ cần lưu ý

Tầm soát nguy cơ đột quỵ cần thực hiện sớm.

4.2. Xây dựng lối sống lành mạnh

– Không hút thuốc lá: Thuốc lá ngoài gây ra các vấn đề về phổi mà còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác, trong đó thói quen hút thuốc lá cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Vì thế, hãy bỏ thói quen này để đảm bảo sức khỏe của bạn.

– Duy trì chế độ ăn hợp lý, khoa học, cần ăn nhiều rau, củ, trái cây và tránh ăn những loại đồ ăn nhiều chất béo, nhiều đường hoặc đồ ngọt.

– Vận động thể lực thường xuyên để nâng cao sức khoẻ.

– Kiểm soát cân nặng giúp phòng ngừa nguy cơ bệnh tật.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *