Các bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông gồm: Cảm cúm, quay bị, tiêu chảy, viêm mũi, viêm tiếu phế quản, tay chân miệng, viêm màng não.
Bạn đang đọc: Các bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông
Cảm cúm
Cảm cúm là một trong những bệnh về đường hô hấp trẻ nhỏ rất hay mắc phải đặc biệt là trong mùa lạnh. Những triệu chứng đầu tiên của cảm cúm thường là sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.
Cảm cúm là một trong những bệnh về đường hô hấp trẻ nhỏ rất hay mắc phải đặc biệt là trong mùa lạnh.
Bệnh quai bị
Bệnh quai bị thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là thời gian giáp Tết Nguyên đán. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: Nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 5 -14. Sau thời gian ủ bệnh từ 15 – 21 ngày, virus gây bệnh sẽ phát triển ở niêm mạc miệng, sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến mang tai là thể điển hình nhất của bệnh quai bị.
Khi bị quai bị, trẻ sẽ bị 38 – 39oC, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém; viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Với những trường hợp quai bị do vi trùng, bé có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.
Bệnh quai bị cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây một số biến chứng như viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng gây vô sinh ở cả nam và nữ.
Tiêu chảy
Tiêu chảy cũng là một trong các bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông. Tiêu chảy virrus là một trong những bệnh phổ biến của trẻ trong mùa đông. Bệnh do rotavirus gây ra và thường kéo dài từ 3-7 ngày. Tiêu chảy thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở lứa tuổi từ 3-24 tháng.
Trẻ bị tiêu chảy thông thường sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước, mất muối quá nhiều dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kiph thời. Do đó, cha mẹ cần theo dõi, bù nước và đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy có những dấu hiệu bất thường.
Tìm hiểu thêm: Phương thức lây nhiễm sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
Viêm mũi ở trẻ thường xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh.
Viêm mũi họng
Viêm mũi ở trẻ thường xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 7 – 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi. Do hệ miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh.
Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh viêm mũi sẽ tái phát nhiều lần dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…
Các triệu chứng của bệnh bao gồm: Sốt, bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho.
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ trong mùa đông lạnh do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện trong 2 năm đầu, với tần suất cao nhất vào 6 tháng tuổi và ở nhiều nơi bệnh là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện. Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể bị tử vong.
Tay chân miệng
Bệnh do virus gây ra gây ngứa ngáy; các vết phồng rộp trong lòng bàn tay, bàn chân và trong miệng chuyển biến thành sốt cao, chảy nước mũi và đau họng. Bé cũng dễ mắc bệnh chân tay miệng. Khi trẻ mắc bệnh bạn nên hạn chế không được tác động gì đến những vết phồng này cho tới khi khô hẳn. Loại gel mọc răng cũng sẽ làm dịu các vết loét trong miệng. Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với các vết phồng rộp.
>>>>>Xem thêm: 3 dấu hiệu trẻ bị rôm sảy bố mẹ nên nắm rõ
Tây chân miệng là bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển lạnh.
Viêm màng não
Bệnh do virus, vi khuẩn hay một loại nấm siêu vi gây ra. Trẻ mắc bệnh thường: Thân nhiệt cao, buồn ngủ, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, nổi những vết phát ban màu tím hoặc màu đỏ trên da, đau hoặc cứng cổ, khóc liên tục dai dẳng. Bệnh thường có biến chứng nguy hiểm nên khi phát hiện nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.