Các bệnh tuyến giáp thường gặp 

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của mọi tế bào trên cơ thể con người. Bất kỳ rối loạn nào về hormon tuyến giáp cũng có thể dẫn đến các bệnh tuyến giáp. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập tới các bệnh tuyến giáp thường gặp.

Bạn đang đọc: Các bệnh tuyến giáp thường gặp 

1. Khái quát về tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, giữ vai trò quan trong đối với cơ thể. Cơ quan này có dạng hình bướm, nằm phía trước cổ, ngang hàng với các đốt sống C5 – T1. Cấu tạo tuyến giáp gồm 2 thùy (trái – phải), nối với nhau qua một eo tuyến, áp vào mặt trước bên của sụn giáp và nằm cao hơn khí quản.

Các bệnh tuyến giáp thường gặp 

Vị trí tuyến giáp

Tuyến giáp với khả năng bài tiết, dự trữ, giải phóng hormon tuyến giáp T3 và T4, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.Khi tuyến giáp hoạt động bình thường, quá trình trao đổi chất trong cơ thể được duy trì ổn định. Ngược lại, nếu có rối loạn trong hoạt động của tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và gây ra một số bệnh tuyến giáp.

2. Các bệnh tuyến giáp phổ biến

2.1 Suy giáp là bệnh tuyến giáp do thiếu hormon tuyến giáp

Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, không tiết đủ hormone Thyroxine, bạn có thể mắc bệnh suy giáp. Người bị suy giáp thường xuất hiện một số triệu chứng như: mệt mỏi, buồn ngủ, suy giảm trí nhớ, da khô, táo bón, khàn tiếng, mắt và mặt bị phù nhẹ, chảy máu bất thường ở âm đạo (đối với phụ nữ)…

Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể thấy chán ăn, suy kiệt, rụng tóc nhiều, da và niêm mạc bị tổn thương sưng phù, nhịp tim chậm, huyết áp thấp, dễ rơi vào hôn mê.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, có thể kể đến như:

– Người bệnh thiếu i-ốt

– Bị suy giáp bẩm sinh

– Người bệnh bị teo tuyến giáp

– Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto

– Biến chứng điều trị cường giáp, ảnh hưởng bởi phẫu thuật, hóa trị

– Người đã từng bị bệnh ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi

Người bệnh ngay khi nhận thấy triệu chứng, cần đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Thông thường, bệnh có thể bình phục sau một thời gian sử dụng thuốc và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Một số trường hợp có thể phải điều trị cả đời.

Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân gây bệnh viêm tụy cấp bạn chớ chủ quan

Các bệnh tuyến giáp thường gặp 

Suy tuyến giáp là bệnh tuyến giáp có xu hướng phải điều trị kéo dài suốt đời.

2.2 Cường giáp – bệnh tuyến giáp do tăng hormon tuyến giáp

Ngược với suy giáp, cường giáp là bệnh gây ra do tăng tiết hormon tuyến giáp bất thường. Nguyên nhân này có thể đến từ việc ăn quá nhiều i-ốt hoặc mắc các bệnh lý khác như: basedow, bướu giáp thể đa nhân, viêm giáp, u tuyến độc…

Người bệnh cường giáp thường xuất hiện một số dấu hiệu như:

– Sụt cân đột ngột không rõ nguyên do dù vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường

– Vùng cổ trước của người bệnh bị phình to (bướu cổ)

– Dễ bị hồi hộp, đánh trống ngực, thậm chí cảm thấy đau tức ngực và khó thở

– Bị tiêu chảy kéo dài

– Người bệnh không chịu được thời tiết nóng

– Thường xuyên ra mồ hôi, run tay không tự chủ được

– Bị mất ngủ, ngủ không yên, giấc ngủ ngắn.

– Tâm trạng thất thường, dễ lo lắng, cáu giận.

Cường giáp là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng tim mạch, cơn bão giáp, lồi mắt ác tính…

Người bệnh có thể dùng thuốc ức chế tiết thyroxin, uống i-ốt phóng xạ… để điều trị bệnh cường giáp. Các thuốc này hoạt động theo cơ chế ngăn tổng hợp thyroxin đồng thời ức chế các tế bào sản sinh thyroxin bình thường.

Trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, người bệnh có thể được tư vấn thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp.

2.3 Bướu lành tuyến giáp

bệnh tuyến giáp phổ biến nhất, hầu hết các trường hợp không gây ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe. Người bệnh thường chỉ phát hiện bệnh khi vùng cổ phình lớn, nổi u cục. Lúc này, bướu nhân có thể khiến người bệnh khó nuốt, ho khan, khó thở… do chèn ép các các cơ quan lân cận.

Điều trị bướu lành tuyến giáp có thể khác nhau dựa trên phân loại bướu giáp:

Bướu giáp to không đồng đều, không gây ra triệu chứng thường không cần điều trị, chỉ cần theo dõi định kỳ.

Bướu giáp to đều, không đau nhưng gây mất thẩm mỹ, người bệnh cần điều trị giảm kích thước bướu nhân bằng cách sử dụng thuốc thyroxine. Thuốc có thể được chỉ định cho người bệnh trong một thời gian nhất định hoặc cần duy trì suốt đời. Nếu điều trị nội khoa không đem lại kết quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần lớn tuyến giáp, chỉ để lại một phần có thể duy trì tiết thyroxine.

Đại bộ phận bướu giáp bình thường, chỉ có một vị trí to tròn lên bất thường, trường hợp này cần được theo dõi định kỳ và tiến hành sinh thiết khi có chỉ định để phát hiện sớm khả năng chuyển biến ác tính của bướu nhân (nếu có).

2.4 Ung thư tuyến giáp

Chiếm 1% trong các loại ung thư, là bệnh lý ác tính của tuyến giáp. Người mắc ung thư tuyến giáp thường biểu hiện các triệu chứng như:

– Vùng cổ phình lớn trong thời gian ngắn, có hạch nổi lên bất thường

– Người bệnh thèm ăn, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân

– Chịu nóng kém, dễ đổ mồ hôi

– Tinh thần thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, thay đổi thất thường

– Người bệnh nhanh cảm thấy bị mệt, chân tay mất sức, run không thể kiểm soát

– Khó vào giấc, mất ngủ, dễ tỉnh khi đang ngủ

– Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ (ít ra kinh)

Nguyên nhân ung thư tuyến giáp được xác định do rối loạn hệ miễn dịch, di truyền, thay đổi hormon, nhiễm phóng xạ… Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ chỉ định người bệnh xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u…

Dù là bệnh ác tính song ung thư tuyến giáp được đánh giá là loại ung thư lành tính, tiên lượng tốt với khả năng điều trị khỏi cao. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng khi mắc phải căn bệnh này. Điều quan trọng là thăm khám và điều trị kịp thời.

Các bệnh tuyến giáp thường gặp 

>>>>>Xem thêm: Điều trị bệnh tiểu đường type 2

Ung thư tuyến giáp phát triển ở giai đoạn đầu, cơ hội chữa khỏi bệnh lên đến hơn 97%.

Trên đây là thông tin về một số bệnh tuyến giáp thường gặp. Người bệnh ngay khi nghi ngờ mắc bất kỳ bệnh lý nào nêu trên, cần chủ động thăm khám để được điều trị kịp thời, giúp tăng tỷ lệ thành công và tối ưu chi phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *