Các bệnh tuyến tiền liệt hay gặp là gì?

Tuyến tiền liệt là cơ quan ngoại tiết ở nam giới, thực hiện nhiều vai trò như kiểm soát đường tiểu và sản xuất một số chất có trong tinh dịch. Biết được các bệnh tuyến tiền liệt hay gặp là gì sẽ giúp nam giới chủ động hơn trong thăm khám và điều trị bệnh sớm.

Bạn đang đọc: Các bệnh tuyến tiền liệt hay gặp là gì?

Các bệnh tuyến tiền liệt hay gặp là gì?

Các bệnh tuyến tiền liệt phổ biến ở nam giới. Các bệnh tuyến tiền liệt hay gặp là gì? Viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt và tổn thương dạng u cục (ung thư). Trong đó, phì đại tuyến tiền liệt phổ biến hơn cả.

Phì đại tuyến tiền liệt

Các bệnh tuyến tiền liệt hay gặp là gì?

Phì đại tuyến tiền liệt phổ biến nhất trong các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt hay còn được gọi là tăng sản lành tính là tổn thương thường gặp ở nam giới độ tuổi trên 50 tuổi. Biểu hiện của phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng phát phì không bình thường ở tuyến tiền liệt, chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây khó chịu cho người bệnh.

Phì đại tuyến tiền liệt có nhiều biểu hiện khác nhau, điển hình là cảm giác khó tiểu, đau khi tiểu do niệu đạo bị chèn ép, tiểu ngắt quãng, tiểu không tự chủ, viêm nhiễm bàng quang tái phát nhiều lần do lượng nước tiểu bị ứng đọng lâu ở trong bàng quang.

Nguyên nhân dẫn đến phì đại tuyến tiền liệt chưa được giải thích rõ nhưng các bác sĩ cho biết các nội tiết tố nam và estrogen có liên quan đến bệnh lý này. Bên cạnh đó những vấn đề nội tiết như tiểu đường, từng bị viêm bàng quang, viêm niệu đạo, áp lực công việc, môi trường làm việc độc hại… cũng làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh.

1.2. Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt rất thường gặp tuy không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái và biến chứng nếu không được điều trị đúng.

Viêm tuyến tiền liệt được chia thành 3 dạng là viêm cấp tính do vi khuẩn, viêm mãn tính do vi khuẩn và viêm không do vi khuẩn.

Đối với viêm tuyến tiền liệt cấp tính, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm trùng từ niệu đạo, đường tiểu, qua quan hệ tình dục. Điều trị không đúng cách có thể dẫn đến áp xe tuyến tiền liệt.

Tìm hiểu thêm: Có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường? Liệu an toàn hay không?

Các bệnh tuyến tiền liệt hay gặp là gì?

Tiểu nhiều lần, tiểu bí là những triệu chứng bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt thường gặp

Bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt có các triệu chứng kích thích là tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu bí, đi tiểu nhưng không tiểu được ngay…

Viêm tuyến tiền liệt điều trị không khó khăn và chi phí điều trị cũng không tốn kém. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, các bác sĩ khuyên bệnh nhân cần tuyệt đối tránh xa rượu bia, đồ ăn cay nóng, uống nhiều nước và quan hệ tình dục lành mạnh.

1.3. Ung thư tuyến tiền liệt

Các bệnh tuyến tiền liệt hay gặp là gì?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp niềng răng Silicon 

Ung thư tuyến tiền liệt có tiên lượng sống tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực

Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi có sự phát triển không kiểm soát của các tế bào tại tuyến tiền liệt. Bệnh được xếp vào nhóm có tiên lượng sống tốt ngay cả ở giai đoạn ung thư tiến triển. Theo đó, cơ hội sống cao nhất của người bệnh gần như tuyệt đối ở giai đoạn ung thư vẫn giới hạn ở tuyến tiền liệt.

Một số triệu chứng bệnh thường gặp ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt khá tương đồng với một số bệnh lý trên như đau lưng, đau hông, tiểu khó, có máu trong nước tiểu, táo bón, đau xương…

Ung thư tuyến tiền liệt có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất ở những người trên 65 tuổi, chiếm khoảng trên 60% ca mắc. Dù chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như thùa cân/ béo phì, hút thuốc lá, làm việc trong môi trường độc hại…

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm đôi khi chưa cần thiết. Phẫu thuật, xạ trị liệu, điều trị bằng liệu pháp hoóc môn… là những phương pháp có thể được chỉ định cho bệnh nhân ung thư tùy từng giai đoạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *