Các bệnh về đại tràng phổ biến và nguyên tắc điều trị

Đại tràng là cơ quan tiêu hóa rất quan trọng, tham gia vào quá trình hấp thụ dinh dưỡng và đào thải các chất. Cơ quan này có thể không thực hiện tốt các chức năng kể trên nếu gặp phải các bệnh lý. Hãy tìm hiểu các bệnh về đại tràng phổ biến và nguyên tắc chung trong điều trị bệnh.

Bạn đang đọc: Các bệnh về đại tràng phổ biến và nguyên tắc điều trị

1. Các bệnh về đại tràng phổ biến hiện nay

1.1. Đại tràng co thắt

Đây là tình trạng nhu động ruột hoạt động bất thường nhưng không phát hiện ra bất kỳ tổn thương nào tại niêm mạc đại tràng. Các nguyên nhân dẫn đến đại tràng co thắt có thể là: chế độ ăn uống – sinh hoạt không điều độ, căng thẳng và lo âu kéo dài,…

Bệnh này còn gọi là hội chứng ruột kích thích, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng khó chịu bao gồm:

– Đau quặn bụng, thường đau vùng bụng dưới hoặc 2 bên mạn sườn. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột sau khi ăn.

– Rối loạn đại tiện với triệu chứng bị táo bón hoặc tiêu chảy bất thường.

– Một số triệu chứng khác có thể gặp là: đầy bụng, ợ hơi, mệt mỏi, sút cân nhanh,…

Bệnh đại tràng co thắt làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị, tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất nước, kiệt sức, suy dinh dưỡng,…

Các bệnh về đại tràng phổ biến và nguyên tắc điều trị

Đại tràng co thắt tuy không có tổn thương tại niêm mạc nhưng lại gây nhiều triệu chứng khó chịu

1.2. Viêm loét đại tràng – Một trong các bệnh về đại tràng thường gặp

Tổn thương viêm tại đại tràng có thể do một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính hoặc nhiễm khuẩn qua đường ăn uống nhưng không được điều trị triệt để. Các vết viêm theo thời gian sẽ ăn sâu vào lớp niêm mạc tạo thành các ổ loét, gây các triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện, mệt mỏi,…

Bệnh viêm loét đại tràng gồm 2 thể: cấp tính và mạn tính. Người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm như: viêm phúc mạc, thủng ruột, nhiễm trùng huyết, thậm chí là ung thư đại tràng.

1.3. Polyp đại tràng

Polyp là các khối tăng sinh nhô ra trên lớp niêm mạc của đại tràng, có hình dạng như khối u. Trong khi phần lớn polyp đều lành tính, vẫn có một số trường hợp ác tính, có thể phát triển thành ung thư đại tràng.

Thông thường polyp đại tràng không gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt với các khối polyp kích thước nhỏ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, chúng sẽ tăng kích thước và xuất hiện các triệu chứng như:

– Chảy máu từ trực tràng: Người bệnh có thể phát hiện máu dính trên đồ lót hoặc giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện.

– Thay đổi thói quen đại tiện: Tiêu chảy hoặc táo bón trong thời gian dài.

– Đi ngoài phân đen hoặc có các vệt đỏ trong phân.

– Đau quặn bụng, buồn nôn, nôn, xảy ra khi polyp đại tràng có kích thước lớn gây tắc ruột.

– Thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở, gầy sút,…

Cần lưu ý rằng các triệu chứng trên có thể liên quan đến nhiều vấn đề tiêu hóa khác ngoài polyp đại tràng. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần gặp bác sĩ tiêu hóa uy tín để được chẩn đoán chính xác.

1.4. Bệnh Crohn thuộc nhóm các bệnh về đại tràng thường gặp

Crohn là bệnh viêm ruột với các vết viêm lan rộng và ăn sâu vào các lớp mô của đại tràng và nhiều vị trí khác tại ống tiêu hóa. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh thường liên quan đến vấn đề miễn dịch hoặc các yếu tố di truyền.

Bệnh Crohn có thể gây ra một số triệu chứng bao gồm:

– Chán ăn, ăn không ngon, giảm cân nhanh chóng, bất thường.

– Thường xuyên bị tiêu chảy, đi ngoài thấy máu lẫn trong phân.

– Xuất hiện những cơn đau bụng ở nhiều vị trí khác nhau.

– Thường xuyên bị sốt, loét miệng, chuột rút.

Crohn là một trong các bệnh lý nguy hiểm tại đường ruột. Người bệnh cần thăm khám càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe đại tràng và đường tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây loét dạ dày và cách phòng bệnh hiệu quả

Các bệnh về đại tràng phổ biến và nguyên tắc điều trị

Crohn là bệnh lý nguy hiểm tại đường tiêu hóa, cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt

1.5. Ung thư đại tràng

Có thể nói ung thư đại tràng là bệnh lý nguy hiểm hàng đầu trong các bệnh về đại tràng. Lúc này lớp niêm mạc đại tràng xuất hiện các tổ chức tế bào tăng sinh ác tính.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh thường gặp là chế độ ăn uống không lành mạnh, lối sống thiếu khoa học, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích,… Ngoài ra, biến chứng của các bệnh đại tràng mạn tính cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

Ung thư đại tràng giai đoạn đầu thường khó phát hiện do không có triệu chứng rõ ràng. Đây là lý do vì sao phần lớn trường hợp phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn nặng gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, mỗi người nên chủ động khám tiêu hóa định kỳ và ngay khi có các triệu chứng bất thường.

Bên cạnh các bệnh lý kể trên, đại tràng có thể gặp phải một số bệnh khác như: viêm đại tràng giả mạc, xuất huyết đại tràng, xoắn đại tràng, thiếu máu cục bộ đại tràng,…

2. Nguyên tắc chung trong điều trị các bệnh về đại tràng

Mỗi người bệnh sẽ được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh và từng giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên việc điều trị các bệnh liên quan đến đại tràng nói chung cần tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây.

2.1. Phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm

Người bệnh không nên đợi đến khi có các biểu hiện rõ ràng mới tiến hành thăm khám. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường dù là rất nhỏ. Bên cạnh đó, mỗi người nên giữ thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát sức khỏe đại tràng và sàng lọc các bệnh lý từ sớm.

Phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm là chìa khóa để chặn đứng diễn tiến và các biến chứng của bệnh. Từ đó, hiệu quả điều trị được nâng cao, đảm bảo sức khỏe của người bệnh, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Các bệnh về đại tràng phổ biến và nguyên tắc điều trị

>>>>>Xem thêm: Viêm ruột thừa cấp có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào

Thăm khám tiêu hóa định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý đại tràng cũng như bệnh đường tiêu hóa

2.2. Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ

Người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín với các bác sĩ chuyên khoa giỏi và nhiều kinh nghiệm. Làm đúng phác đồ được bác sĩ chỉ định sẽ đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chỉ định các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng cần thiết. Từ đó, căn cứ vào loại bệnh, tình trạng và mức độ bệnh đại tràng, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Với các bệnh lý viêm đại tràng, đại tràng co thắt,… người bệnh có thể được chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc như: kháng sinh, chống viêm, giảm đau, các thuốc giảm triệu chứng,…

Trong khi đó, các bệnh lý như polyp đại tràng, ung thư đại tràng cần được can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật để loại bỏ các mô bệnh. Bên cạnh phẫu thuật, người bệnh ung thư đại tràng còn có thể được chỉ định hóa trị hoặc xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư.

Người bệnh cần đặt niềm tin và nghiêm túc thực hiện theo các tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Để tối ưu hiệu quả điều trị, người bệnh cần thực hiện đúng và đủ liệu trình, không nên tiến hành ngắt quãng hoặc bỏ dở giữa phác đồ.

2.3. Chế độ ăn uống – sinh hoạt khi mắc các bệnh về đại tràng

Bên cạnh thăm khám và điều trị với bác sĩ, người bệnh còn cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc tại nhà. Đây là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Theo đó, người bệnh cần lưu ý:

– Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, bổ sung vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng và miễn dịch.

– Cung cấp đủ nước, nên uống 2 – 3 lít nước/ngày nhằm kích thích nhu động ruột và thúc đẩy quá trình bài tiết độc tố.

– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp giảm áp lực lên đại tràng, hỗ trợ tiêu hóa.

– Tránh các loại thực phẩm dễ gây kích thích đến đại tràng như đồ ăn chua, cay, thực phẩm từ sữa,…

– Luyện tập thể dục – thể thao đều đặn giúp kích thích nhu động ruột, tăng cường tuần hoàn máu đến đại tràng, nâng cao sức đề kháng.

– Chú ý nghỉ ngơi, thư giãn; tránh thức khuya, căng thẳng, làm việc quá sức.

Trên đây là danh sách các bệnh về đại tràng phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc phát hiện sớm bệnh và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để đem lại kết quả chữa trị cao nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *