Gẫy xương; còi xương; đau cơ, đau xương pháp triển; thấp khớp; hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi; viêm cột sống dính khớp; biến dạng cột sống học đường… và ung thư xương là các bệnh về xương ở trẻ em, có thể gặp phải.
Bạn đang đọc: Các bệnh về xương ở trẻ em thấp khớp; hoại tử vô khuẩn
Gẫy xương
Hệ xương của trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển và chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương trước những tác động của các yếu tố ngoại cảnh.Thêm vào đó, trẻ nhỏ thường rất hiếu động, thích chạt nhảy nhiều. Do đó, trẻ dễ gặp các va chạm hoặc tại nạn dẫn đến gẫy xương. Gẫy xương ở trẻ em phổ biến là gẫy xương tay, xương chân…
Trẻ dễ gặp các va chạm hoặc tại nạn dẫn đến gẫy xương.
Gẫy xương thường gây đau dữ dội cho trẻ.Phần chấn thương có biểu hiện gẫy xương rõ rệt có thể nhìn thấy được bằng mắt và hiện rõ trên phim chụp X- quang.Khi trẻ bị gẫy xương, phụ huynh cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và tiến hành bó bột nối xương.
Còi xương
Đây là bệnh lý gặp ở hầu hết các trẻ có biểu hiện biếng ăn, suy dinh dưỡng. Biểu hiện của bệnh còi xương ở trẻ là trẻ có thể trạng và chiều cao “khiêm tốn” hơn rất nhiều so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Các chỉ số chiều cao, cân nặng đều không đạt chuẩn so với lứa tuổi.
Trẻ bị bệnh còi xương ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển thể chất cũng như trí tuệ và tương lại của trẻ. Các bậc phụ huynh cần cho con đi khám để xác định xem con em mình có bị bệnh còi xương hay không và có biện pháp can thiệt kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân trẻ bị bệnh thủy đậu, cách điều trị, phòng ngừa
Trẻ bị bệnh còi xương ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển thể chất cũng như trí tuệ và tương lại của trẻ.
Bệnh đau cơ, đau xương phát triển
Đây là bệnh cơ xương khớp thường gặp ở trẻ em, phổ biến ở lứa tuổi từ 6-12 tuổi. Nguyên nhân của bệnh là do trẻ hoạt động quá mức hoặc lớn quá nhanh trong khi đó hệ xương phát triển chậm không theo kịp sự phát triển của cơ bắp.
Biểu hiện của bệnh đau cơ, đau xương phát triển là đau chân dai dẳng, khó cử động. Theo đó, trẻ thường đau vào buổi tối.
Theo các bác sĩ cơ xương khớp, trẻ em từ 12 – 16 tuổi cũng thường xuyên mắc bệnh Osgood-Schlatter gây sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè. Nguyên nhân là do vận động khớp quá mức. Bệnh gây viêm xương chày ngay phía dưới đầu gối. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là: Căng cơ, đau nhức khi vận động và sưng ngay bên dưới gối.Bệnh Osgood-Schlatter chỉ là tạm thời, và sẽ hết đau sau khi xương trẻ ngừng tăng trưởng ở độ tuổi trưởng thành.
Các chuyên gia xương khớp khuyến cáo, trẻ đã bị bệnh cần hạn chế vận động hoặc năng hơn là ngưng tất cả hoạt động thể lực cho đến khi khớp gối lành hẳn.
Bệnh thấp khớp
Bệnh thấp khớp không chỉ có ở người trưởng thành, người cao tuổi mà còn phổ biến ở trẻ em.Bệnh thường gặp ở trẻ từ 5-15 tuổi.Bệnh thấp khớp phát triển mạnh vào mùa đông hoặc khi thay đổi thời tiết bất thường.
Bệnh thường khởi đầu bằng viêm họng đỏ cấp tính, sốt và đau họng.Sốt cao, mệt mỏi, xanh xao, sưng, nóng đỏ và đau các khớp lớn như khớp vai, háng… xuất hiện sau đó từ 5-7 ngày.
Khi bị bệnh thấp khớp, trẻ phải được điều trị phòng thấp để ngăn chặn sự tái phát và tránh tổn thương tim mạch.
Bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em.Cơ chế gây hoại tử chỏm xương đùi thường do thiếu máu nuôi dưỡng sau gãy cổ xương đùi di lệch hoặc trật khớp háng; tắc nghẽn mạch do trật khớp háng, tăng áp lực trong xương, nhiễm độc… Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ cho dùng thuốc, kích thích điện hay tiến hành khoan giảm áp, ghép xương, đục xương sửa trục.
Viêm cột sống dính khớp
Trẻ em từ 8 – 15 tuổi rất dễ mắc phải loại bệnh này. Biểu hiện của bệnh là đau cột sống lưng, cứng lưng, hạn chế vận động, đi lại khó khăn… Bên cạnh đó, người bệnh có biểu hiện sốt, gầy sút, mệt mỏi.Các cơn đau thường nặng hơn về ban đêm. Sáng thức giấc, trẻ bị cứng cột sống.Bệnh diễn biến kéo dài có thể có những tổn thương nội tạng kèm theo.
Khi thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh viêm cột sống dính khớp, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa xương khớp để bác sĩ ra phác đồ điều trị càng sớm càng tốt.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết triệu chứng bị thủy đậu ở trẻ em
Các bệnh về xương ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị sớm.
Biến dạng cột sống (học đường)
Bệnh thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi cắp sách tới trường. Nguyên nhân có thể do trẻ đeo ba lô quá nặng, ngồi học không đúng tư thế…
Biểu hiện của bệnh rất dễ phát hiện như đi lệch về một bên, ngồi xiên xẹo, thường xuyên nhức mỏi lưng.
Để phóng tránh và điều trị sớm, có hiệu quả các bệnh lý về xương ở trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám thường xuyên tại các chuyên khoa cơ xương khớp uy tín. Đồng thời cần tạo dựng cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát trẻ khỏi các hoạt động mạnh.
Chuyên khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc từ lâu được biết đến là địa chỉ khám chữa bệnh cơ xương khớp uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội. Chuyên khoa Cơ xương khớp có đội ngu y bác sĩ giỏi là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xương khớp. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ cho việc khám và điều trị bệnh.Khám và điều trị các bệnh về xương tại Bệnh viện Thu Cúc, trẻ sẽ được chăm sóc tốt, cảm nhận hiệu quả điều trị bệnh tối ưu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.